13/01/2018, 16:02

Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu

Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu Câu 1: Nhận biết dặc điểm khí hậu Quan sát hình 51.2: – Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng vùng ven biển của bán đảo Xcan – đi – na – vi có khí hậu ấm áp và ...

Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu


Câu 1: Nhận biết dặc điểm khí hậu

Quan sát hình 51.2:

– Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng vùng ven biển của bán đảo Xcan – đi – na – vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở Ai – xơ – len?

– Quan sát các đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông.

– Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích của các vùng có các kiểu khí hậu đó.

Lời giải:

– Cùng vĩ độ nhưng vùng ven biển của bán đảo Xcan – đi – na – vi có khí hậu ấm áp hơn và mưa nhiều hơn ở Ai – xơ – len là do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

– Nhiệt độ tháng giêng ở châu Âu: ấm áp nhất là ven biển Đại Tây Dương nhiệt độ +100C; càng về phía đông càng lạnh dần, giáp U – ran nhiệt độ hạ xuống – 20oC.

– Bốn kiểu khí hậu chính ở châu Âu xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là theo diện tích là: Khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu địa trung hải và khí hậu hàn đới

Câu 2: Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Phân tích các biểu đồ hình 53.1, theo trình tự:

– Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.

– Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa

– Xác định kiểu khí hậu của từng chạm. Cho biết lí do.

– Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp

Giải bài tập Địa lý lớp 7 Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu

Lời giải:

– Trạm A:

+ Nhiệt độ:

• Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: -7oC.

• Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng: 18oC

• Biên độ nhiệt năm khoảng: 25oC

• Nhận xét chung về chế độ nhiệt: khá khắc nghiệt.

+ Lượng mưa:

• Các tháng mưa nhiều: 5, 6, 7,8 ;

• Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.

• Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa vào mùa hạ, nhưng lượng mưa không lớn

+ Thuộc kiểu khí hậu: ôn đới lục địa, do mưa vào mùa hạ, 3 tháng mùa đông có nhiệt độ dưới 0oC, biên độ nhiệt năm cao.

– Trạm B:

+ Nhiệt độ:

• Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: 6oC.

• Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng: 20oC

• Biên độ nhiệt năm khoảng: 14oC

• Nhận xét chung về chế độ nhiệt: tương đối gay gắt

+ Lượng mưa:

• Các tháng mưa nhiều: 9,10,11,12

• Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.

• Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa mùa thu -đông

+ Thuộc kiểu khí hậu: địa trung hải, do mưa vào mùa thu – đông.

– Trạm C:

+ Nhiệt độ:

• Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: 5oC.

• Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng: 158oC

• Biên độ nhiệt năm khoảng: 10oC

• Nhận xét chung về chế độ nhiệt: ôn hòa

+ Lượng mưa:

• Các tháng mưa nhiều: 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3

• Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.

• Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn

+ Thuộc kiểu khí hậu: ôn đới hải dương, do mưa quanh năm và không có tháng nào nhiệt độ dưới 0oC

– Xếp các kiểu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp: A – D, B – F, C – E

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi
  • Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 9: Nhật Bản
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
  • Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 58: Khu vực Nam Âu
  • Tả một cơn mưa dông – Văn hay lớp 6
  • Giải Lý lớp 10 Bài 13 : Lực ma sát
0