13/01/2018, 16:07

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Trang 31 sgk Địa Lí 10: Dựa vào kiên thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các dãy nứt uốn nếp. Trả lời: Khi hai màng kiến ...

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất


Trang 31 sgk Địa Lí 10: Dựa vào kiên thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các dãy nứt uốn nếp.

Trả lời:

Khi hai màng kiến tạo dịch chuyển sẽ dẫn tới hiện tượng va chạm nhau, do đó mà hình thành nên các nếp uốn và đứt gãy. Nếu hai mảng kiến tạo va chạm nhau (do di chuyển ngược chiều nhau) sẽ có một mảng luồn xuống dưới và mang kia chờm lên trên. Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dầng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gãy.

Câu 1: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Lời giải:

– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

– Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học,…

Câu 2: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Lời giải:

– Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra.

– Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

   + Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.

   + Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng.

Từ khóa tìm kiếm:

  • địa lí 10 bài8

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  • Giải thích câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen – Văn hay lớp 10
  • Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Văn hay lớp 12
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
  • Phân tích tác phẩm Hai chữ nước nhà – Văn hay lớp 8
  • Thuật lại một kỉ niệm cũ đã làm cho em hối hận – Văn hay lớp 5
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về nhân cách, phẩm giá – Văn hay lớp 12

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0