22/02/2018, 15:02

Giải bài C1,C2, C3,C4 trang 95,96,97 SGK Lý 9: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo…

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài tập C1,C2 trang 95; bài C3 trang 96; bài C4 trang 97 SGK Vật Lý 9: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều A: Tóm Tắt Lý Thuyết: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều Dòng ...

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài tập C1,C2 trang 95; bài C3 trang 96; bài C4 trang 97 SGK Vật Lý 9: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

A: Tóm Tắt Lý Thuyết: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt quang và từ Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều

Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.

 Giải bài C1,C2, C3 trang 93,94 SGK Lý 9: Máy phát điện xoay chiều

B: Hướng dẫn giải bài tập trang 95,96,97 SKG Vật Lý 9: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Bài C1: (trang 95 SGK Lý 9)

Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm ở hình 35.1 và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.

Đáp án và hướng dẫn giải bài C1:

Bóng đèn nóng sáng : Tác dụng nhiệt.

Bút thử điện sáng : Tác dụng quang.

Đinh sắt bị hút vào đầu ống dây : Tác dụng từ.


Bài C2: (trang 95 SGK Lý 9)

Làm thí nghiệm như hình 35.2. Hiện tượng gì xảy ra khi ta đổi chiều dòng điện ?

Làm lại thí nghiệm nhưng thay đổi nguồn một chiều thành nguồn xoay chiều 6V (Hình 35.3). Hiện tượng xảy ra với thanh nam châm có gì khác so với trường hợp dùng nguồn một chiều ?

Giải thích vì sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài C2:

+ Khi sử dụng dòng điện một chiều không đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút, thì sau khi đổi chiều dòng điện, nó sẽ bị đẩy là ngược lại.

+ Nếu thay bằng dòng điện xoay chiều, cực N của thanh nam châm lần lượt bị hút, đẩy vì dòng điện luân phiên đổi chiều.


Bài C3: (trang 96 SGK Lý 9)

Một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Lần lượt mắc vào một mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài C3:

Cả hai trường hợp đèn đều sáng như nhau, vì đều được mắc vào hiệu điện thế 6V.


Bài C4: (trang 97 SGK Lý 9)

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng không ? Tại sao ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài C4:

Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn A của thanh nam châm điện và tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi, do đó cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.

0