22/02/2018, 16:52

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 59,60 SGK Hóa 10: Liên kết ion tinh thể ion

Tóm tắt kiến thức trọng tâm và giải bài 1, 2 trang 59 ; bài 3, 4, 5, 6 trang 60 SGK Hóa 10: Liên kết ion tinh thể ion – Chương 3. A. Lý thuyết về Liên kết ion tinh thể ion I. Khái niệm về liên kết hóa học 1. Khái niệm về liên kết Trừ trường hợp các khí hiếm, ở điều kiện ...

Tóm tắt kiến thức trọng tâm và giải bài 1, 2 trang 59; bài 3, 4, 5, 6 trang 60 SGK Hóa 10: Liên kết ion tinh thể ion – Chương 3.

A. Lý thuyết về Liên kết ion tinh thể ion

I. Khái niệm về liên kết hóa học

1. Khái niệm về liên kết

Trừ trường hợp các khí hiếm, ở điều kiện bình thường các nguyên tử của các nguyên tố không tồn tại ở trạng thái tự do, riêng rẽ mà liên kết với các nguyên tử khác nhau tạo thành phân tử hay tinh thể

2. Quy tắc bát tử (8 electron)

Theo quy tắc bát tử thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt cấu hình vững bền của các khí hiếm với 8 electron  (hoặc 2 electron với heli) ở lớp ngoài cùng.

II. Các kiểu liên kết.

1. Liên kết ion.
a) Các nguyên tử kim loại có 1, hoặc 2, hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng nên khi đi vào liên kết nó có xu hướng nhường hết số electron lớp ngoài cùng để cho lớp sát cùng trở thành bão hòa và sau khi nhường electron thì phần còn lại trở thành phần tử mang điện tích dương gọi là ion dương (hay cation)

b) Các nguyên tử phi kim có số electron ở lớp ngoài cùng là 5 hoặc 6 hoặc 7 nên khi biến động có xu hướng thu thêm 1, 2, 3 electron vào lớp ngoài cùng để có vỏ electron giống khí hiếm. sau khi thâu thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện âm, gọi là ion âm ( hay anion).

c) Sự tạo thành liên kết ion

Các ion trái dấu sẽ hút nhau với lực hút tĩnh điện để trở thành phân tử. ta gọi đó là phân tử ion và mối liên kết trong phân tử là liên kết ion

d) Định nghĩa

Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

e) Cách biểu diễn liên kết ion

Thí dụ: Na2O: 2Na+O2-; MgCl2: Mg2+2Cl

g) Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất ion.

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chaatsion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó.

Giải bài 1,2,3, 4,5,6,7 trang 53, 54 SGK Hóa 10: Luyện tập bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 10 trang 59, 60.

Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 59)

Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do:

A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.

B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.

C. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.

D. Na – e  -> Na+; Cl   + e  -> Cl   ; Na+    + Cl   -> NaCl.

Chọn đáp án đúng  nhất.

Giải bài 1:

Đáp án: D.


Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 59)

Muối ăn ở thể rắn là:

A. Các phân tử NaCl.

B. Các ion  Na+ và  Cl-.

C. Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.

D. Các tinh thể hình lập phương : các ion Na+  và Cl được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.

Chọn đáp án đúng nhất.

Giải bài 2:

Đáp án : C


Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 60)

a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-)

b) Những điện tích ở ion Li+ , O2- do đâu mà có ?

c) Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Li+ và nguyên tử khí hiếm có cấu hình  electron giống O2-

d) Vì sao 1 nguyên tử oxi kết hợp được với 2 nguyên tử liti ?

Giải bài 3:

a) Cấu hình electron của cation liti (Li+)  là 1s2 và anion oxit (O2-)  là 1s22s22p6

b) Điện tích ở (Li+) do mất 1e mà có, điện tích ở (O2-) do nhận thêm 2e mà có

c) Nguyên tử khí hiếm He có cấu hình giống Li+

Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình giống O2-

d) Vì mỗi nguyên tử liti chỉ có thể nhường 1e, mà một nguyên tử oxi thu được 2e.

2Li  -> 2(Li+)   + 2e;

O + 2e   -> O2-

2Li+    + O2-    -> Li2O


Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 60)

Xác định số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử và ion sau:

bai-4-trang-60-sgk-hoa-10

Giải bài 4:

a) 21H+  có số p: 1 ; số e: 0; số n: 1

4018Ar có số p: 18; số e: 18; số n: 22

3517Cl có số p: 17; số e: 18; số n: 18

5626Fe2+ có số p: 26; số e: 24; số n: 30

b) 4020Ca2+ có số p: 20; số e: 18; số n: 20

3216S2- có số p: 16; số e: 18; số n: 16

2713Al3+ có số p: 13; số e: 10; số n: 14


Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 60)

So sánh số electron trong các cation sau : Na+, Mg2+, Al3+

Giải bài 5:

Các ion Na+, Mg2+, Al3+  đều có 10 electron.


Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 60)

Trong các hợp chất sau đây, chất nào chứa ion đa nguyên tử, kể tên các ion đa nguyên tử đó:

a) H3PO4                         b)  NH4NO3                          c)   KCl

d) K2SO4                    e)  NH4Cl                            f) Ca(OH)2

Các ion đa nguyên tử như sau;

H3PO4        NH4NO3 K2SO4 NH4Cl Ca(OH)2
Ion đa nguyên tử anion PO43- NH4+ Và NO3 NH4+ OH
Tên gọi Anion photphat Cation amoni NH4+

Anion nitrat

NO3

Anion sunfat Cation amoni Anion hidroxit
0