24/02/2018, 18:32

Dựa vào đoạn trích hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí để phân tích hình ảnh bọn giặc cướp nước, bè lũ bán nước, đặc biệt là hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ.

I. PHÂN TÍCH ĐỀ 1. Nội dung: Nội dung đề bài có hai ý chính. a) Hình ảnh bọn cướp nước, bè lũ bán nước: sự thất bại thảm hại, nhục nhã. b) Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ – một thiên tài quân sự. ...

I. PHÂN TÍCH ĐỀ

1.  Nội dung: Nội dung đề bài có hai ý chính.

a)  Hình ảnh bọn cướp nước, bè lũ bán nước: sự thất bại thảm hại, nhục nhã.

b)  Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ – một thiên tài quân sự.

2.  Kiểu bài: Phân tích tác phẩm (một đoạn trích).

3.  Phạm vi kiến thức: đoạn trích trong sách giáo khoa.

II. DÀN Ý

1.  Mở bài:

•   Khái quát về nội dung tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.

•   Hồi thứ 14 ca ngợi tài quân sự của Nguyễn Huệ lần thứ 3 tiến quân ra Bắc đánh tan giặc Thanh.

2.  Thân bài:

a)  Hình ảnh bọn giặc cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.

•   Tôn Sĩ Nghị và quân lính nhà Thanh:

–   Kiêu căng, ngạo mạn khi tiến quân vào Thăng Long.

–   Chủ quan, coi thường đối phương: tướng tá ăn chơi; tiệc tùng, quân lính không có kỉ luật.

–   Bị đánh bất ngờ: Tôn Sĩ Nghị tháo chạy, binh lính đầu hàng.

•   Lê Chiêu Thống và bè lũ tay sai:

–   Nhu nhược, đớn hèn dựa vào thế lực quân Thanh

–   Tháo chạy, bám gót bọn xâm lược.

b)  Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ:

•   Nhà quân sự tài ba.

•   Người chỉ huy mưu lược thông minh “xuất quỷ nhập thần”.

•   Vị tướng có bản lĩnh, quyết chiến, quyết thắng, thần tốc.

•   Biết động viên khích lệ, làm yên lòng binh sĩ, rộng lượng với những người dưới quyền khi họ phạm lỗi lầm.

•   Nhà chính trị, ngoại giao có tầm nhìn xa trông rộng về hai nước Trung – Việt sau khi đánh bại quân Thanh.

3.  Kết luận:

•   Phản ánh sự thật lịch sử: cuộc xâm lược của quân Thanh và sự thất bại thảm hại của chúng.

•   Các tác giả tỏ thái độ cảm phục, ca ngợi thiên tài Nguvễn Huệ – người anh hùng của dàn tộc.

III. BÀI LÀM:

“Hoàng Lê nhất thống chí” một tác phẩm văn xuôi ghi lại những sự kiện lịch sử cụ thể và sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh. Tác phẩm là một bức tranh khái quát rộng lớn về những rối ren lục đục, những thối nát đồi bại trong cung vua, phủ chúa. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã kể lại cuộc xâm lược của giặc Thanh, sự thảm hại của chúng cùng bè lũ tay sai bán nước, đồng thời ca ngợi tài quân sự của anh hùng Nguyễn Huệ.

Nước ta, một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn, dân tộc liên tục đứng lên chống bọn xâm lược phương Bắc. Lịch sử đã ghi những chiến công oanh liệt: chống Tống, đánh Nguyên, diệt Minh…

Tướng Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 10 vạn quân qua cửa ải, vượt núi băng rừng ngày đi đêm nghỉ thẳng tiến về Thăng Long trong thế thừa thắng dễ dàng, không hề gặp một sự chống cự nào của đối phương. Chính vì thế Tôn Sĩ Nghị và tướng sĩ kiêu căng, chủ quan coi thường người Nam. Tướng tá “ngày ngày chơi bời tiệc tùng, không hề để ý gì đến việc quân”, quân lính không có kỉ luật đi lại lung tung. Chúng còn huênh hoang khoác lác tuyên bố sẽ kéo quân vào tận sào huyệt Tây Sơn bắt sông quân tướng Nguyễn Huệ. Chính người cung nhân cũ của Thái hậu cũng nhận thấy thái độ chủ quan khinh địch của Tôn Sĩ Nghị.

Vì thế khi quân Tây Sơn tiến đánh, quân tướng nhà Thanh không kịp trở tay và thất bại thảm hại. Khi chạm trán với quân Tây Sơn, quân Thanh “trông thấy bóng đã bỏ chạy”, nhưng chúng vẫn bị quân Tây Sơn “bắt sống hết, không tên nào trốn thoát”, ởlàng Hà Hồi, bị bao vây, quân Thanh “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết”. Đồn Ngọc Hồi, trước sức tấn công như vũ bão của quân ta “quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”. Tên thái thú sầm Nghi Đống đã tự thắt cổ chết. Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” nhằm hướng bắc mà chạy. Hàng vạn quân lính bỏ chạy tán loạn, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết đến nỗi nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn không chảy được.

Bên cạnh hình ảnh thảm hại của bọn cướp nước là hình ảnh đớn hèn nhục nhã của Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước. Chúng rước quân Thanh sang tiêu diệt Tây Sơn, nhưng chúng không ngờ quân Thanh sang xâm lược nước ta, bắt chúng “đương lấy” việc dẹp quân Tây Sơn, còn quân Thanh chỉ “lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thếsuông để mà doạ dẫmmà thôi”. Lê Chiêu Thống đã thân hành đến doanh trại để cầu xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân. Đến khi quân tướng nhà Thanh tháo chạy, Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước cũng chạy lên phía bắc hòng theo gót bọn ngoại bang, cầu xin sự che chở. Cuộc “hội ngộ” của Thông và Nghị ở cửa ải phía Bắc càng thể hiện rõ sự thất bại thảm hại của thầy lẫn tớ. Trong lời từ biệt, chủ tớ cùng nói lời sĩ diện hảo, Thống “xin ở lại đất nước thu nhặt dân binh, để tính việc nổi lên chuyến khác”. Nghị thì hứa: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa thôi”.

Đối lập với hình ảnh thảm hại của bọn cướp nước và bè lũ vua quan bán nước là hình ảnh oai hùng hiên ngang của người anh hùng Nguyễn Huệ. Lần thứ ba, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh tan hơn mười vạn quân xâm lược nhà Thanh. Trước khi cất quân đánh dẹp quân giặc, Nguyễn Huệ đã “tế cáo trời đất cùng các thần sông thần núi” lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Huệ tổ chức lại quân đội, sai tướng ở Nghệ An kén lính và chưa mấy lúc đã có hơn một vạn quân tinh nhuệ. Quân đội được tổ chức chặt chẽ chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu còn lính mới tuyển thì làm trung quân.

Nguyễn Huệ – một vị tướng mưu lược có tài cầm quân, ta hãv nghe lời tâu của người cung nhân cũ, một người xem Nguyễn Huệ ỉà “giặc “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh.,, ẩn hiện như quỉ thần, không ai có thể lường biết… Thấy hắn trỏ tay đưa mắt ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét”.

Đúng vậy, Nguyễn Huệ – một người chỉ huy có đầy đủ bản lĩnh trong chiến đấu, trước khi xuất quân ông đã quả quyết với tướng lĩnh: “lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh- đã có tính sẵn chẳng qua mươi ngày có thểđuổi được quân Thanh”. Và Nguyền Huệ đã hứa: “hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các người nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác”. Lời hứa dứt khoát, tự tin và đúng như vậy, cuộc tiến quân thần tốc: tối 30 tháng chạp mở tiệc khao quân lên đường, mồng 5 năm mới đã vào Thăng Long trong tiếng reo hò đại thắng của quân sĩ.

Các tác giả cũng kể lại cách đánh rất thần tình của Nguyễn Huệ như tìm cách phô trương thanh thế lúc ban đầu làm cho giặc khiếp sợ phải xin hang, khi thì dùng nghi binh làm cho chúng hoang mang hoảng loạn. Nguyễn Huệ còn sáng tạo những cách đánh rất tài tình như dùng ván ghép lại, bên ngoài dùng rơm đắp nước phủ kín, các cảm tử quân xông lên giáp lá cà để giết giặc.

Trong trận chiến, người chỉ huy ấy luôn luôn xông pha nơi hiểm yếu, “cỡi voi đi đốc thúc” quân lính. Với quân sĩ, Nguyễn Huệ là người tướng biết khích lệ động viên họ trong chiến đấu. Ông khêu gợi lòng căm thùgiặc, niềm tự hào về ông cha đã bao đời thắng giặc ngoại xâm, kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Đối với tướng dưới quyền như Ngô Văn Sở… đã bỏ Thăng Long rút quân về Tam Điệp, ông không quở phạt. Vì thế tướng sĩ trên dưới một lòng, quân đội kỉ luật nghiêm minh, tuyệt đối tin tưởng ở người cầm quân.

Nguyễn Huệ không những là nhà quân sự thiên tài mà còn là nhà chính trị, nhà ngoại giao có tầm nhìn xa trông rộng. Khi tiến đánh quân Thanh, ông cũng đãnghĩ đến mối quan hệ giữa hai nước Việt – Trung. Ông trù tính trước: bị thua trận chúng “ắt phải làm thẹn mà lo việc báo thù”, lúc ấy Ngô Thì Nhiệm sẽ là người dùng lời lẽ khéo léo ngoại giao để dẹp cảnh binh đao.

Câu chuyện lịch sử được ghi chép lại bằng những chi tiết cụ thể, sinh động và hấp dẫn. Trước những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ, các tác giả đã ca ngợi người anh hùng của dân tộc. Hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ mãi mãi là ngôi sao sáng chói trong lịch sử dân tộc ta.

0