10/10/2018, 23:30

Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? (dàn ý và bài làm tham khảo)

Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? (dàn ý và bài làm tham khảo) Dàn ý chi tiết Mở Bài: Dẫn dắt vào vấn đề: – ...

Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? (dàn ý và bài làm tham khảo)

Dàn ý chi tiết

  1. Mở Bài:

Dẫn dắt vào vấn đề:

–  Cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

– Truyện cổ tích Tấm cám.

  1. Thân bài:

– Tóm tắt truyện tấm cám:

-Cái thiện là gì?

Cái thiện là cái tốt đẹp, là những điều tươi đẹp, nhắc đến những con người có tâm hồn tươi sáng, đạo đức tốt đẹp và không hại người khác.

Cái ác là gì?

Cái ác là những điều xấu xa, không tốt lành, nhắc đến những người có hành vi xấu xa, phẩm chất đạo đức không tốt.

– Mối quan hệ giữa Thiện – ác

  • Thời xưa

-Trong xã hội xưa, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu vẫn luôn tồn tại như truyện cổ tích “Tấm và Cám” Không chỉ ở Tấm Cám, bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện còn được đề cao ở rất nhiều truyện cổ khác.

– Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu.

  • Trong xã hội nay:

Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

+ Những người nghèo khổ luôn bị áp bức

+ Những quan chức cấp cao ỉ thế hiếp đáp dân tình, ăn hối lộ làm sai quy định,..

  • Tác động của cái ác với cuộc sống xã hội.

+ Làm chậm phát triển kinh tế, xã hội,

+ Tạo nên sự bất ổn định về chính trị và đời sống của người dân, gây ra tâm lí hoang mang, lo sợ, mất niềm tin trong các tầng lớp nhân dân.

+Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của con người.

==> Dù là xã hội xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái thiện và cái ác luôn bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

– Quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

– Bài học cho bản thân.

+Ý thức được hành vi của mình, không toan tính, so đo

+Luôn luôn giữ được ý thức đạo đức của bản thân, quan tâm đến những người xung quanh

+ Hãy chung tay để đẩy lùi cái ác ra khỏi thế giới loài người, để cái ác chỉ còn có trong truyện cổ tích.

  1. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân

Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? (dàn ý và bài làm tham khảo)

Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Bài làm tham khảo

Từ xưa đến nay, thiện và ác luôn là hai phạm trù đạo đạo đức đối lập nhau, bài trừ cho nhau và chưa bao giờ đi đến hồi kết thúc. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thường xuất hiện trong các câu truyện cổ tích mà ai trong số chúng ta đều đã được nghe qua lời kể của bà, của mẹ. Trong những tác phẩm đó nổi bật hơn cả là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám. Tấm Cám chỉ là cuộc đấu tranh giữa cái thiện, cái ác trong xã hội xưa thế nhưng ngày nay,  ta thấy rằng cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vẫn đang từng ngày tiếp diễn, chưa đến hồi kết.

Tấm là một cô gái hiền dịu, nết na cùng với Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm qua đời khi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết. Tấm ở với mụ dì ghẻ là mẹ Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày, còn Cám được mẹ nuông chiều sinh ra lười biếng. Tấm đã không ít lần bị mẹ con Cám chèn ép, đẩy đến bược đường cùng, đầu tiên là việc cái yếm đỏ, sau đó người bạn thân duy nhất của Tấm là cá bống cũng bị giết thịt hay việc mẹ con Cám âm mưu không cho Tấm đi dự hội….Đối mặt với những sự việc bất hạnh đó Tấm chỉ biết khóc nhưng may thay Tấm lại được sự giúp đỡ của Bụt. Khi đã trở thành hoàng hậu Tấm vẫn không thoát khỏi những mưu kế thâm độc của dì ghẻ và Cám. Với sức sống mãnh liệt, Tấm đã nhiều lần hoá thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối cùng được một bà lão hàng nước đem về sống chung. Một lần khi vua ghé qua nhận biết được miếng trầu mà Tấm từng têm, hai người nhận ra nhau, vượt qua bao khó khăn thì Tấm cũng đã tìm ra hạnh phúc cho chính mình. Còn mụ dì ghẻ và Cám đã phải nhận hậu quả mà mình gây ra. Câu chuyện kết thúc với phần thắng thuộc về cái thiện và cái ác đã phải trả giá.

Có thể thấy rằng, ngay từ xưa thiện và ác đã luôn song hành, là hai phạm trù đối lập nhau. Thiện có thể hiểu là những hành động, lời nói hay ý nghĩa tốt đẹp được dùng để phục vụ cộng đồng, xã hội, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh, nhắc đến những con người có tâm hồn tươi sáng, đạo đức tốt đẹp và không hại người khác . Ác ngược lại là những lời nói, hành động, suy nghĩ xấu gây nên những đau khổ hoặc tai họa cho người khác, nhắc đến những kẻ có hành vi xấu xa, một phẩm chất đạo đức không tốt. Trong xã hội kẻ ác luôn là đối tượng bị tẩy chay, bị lên án. Thiện – ác là hai phạm trù đối lập nhau, nhưng luôn tồn tại song song với nhau. Đó là cuộc đấu tranh muôn đời, và trong cuộc đấu tranh đó con người luôn mang niềm tin chiến thắng tất yếu sẽ thuộc về cái thiện.

Trong xã hội xưa, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu vẫn luôn tồn tại như truyện cổ tích “Tấm và Cám” Không chỉ ở Tấm Cám, bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện còn được đề cao ở rất nhiều truyện cổ khác.Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Trải qua bao khó khăn, bao áp bức, bóc lột thì đến cuối cùng những con người hiền lành, lương thiện ấy lại có một cái kết thật đẹp. Kết thúc có hậu ấy thể hiện mơ ước,  khát vọng ngàn đời của ông cha ta về công bằng, công lí trong xã hội. Đồng thời phản ánh quy luật tất yếu của cuộc sống cái thiện tất yếu sẽ chiến thắng cái ác.

Trong xã hội hiện đại ngày nay,cuộc đấu tranh ấy vẫn không ngừng nghỉ,vẫn đầy cam go, quyết liệt, nó vẫn âm ỉ cháy từng ngày, từng giờ. Nó len lỏi vào đời sống xã hội, làm mất đi chuẩn mực đáo đức vốn có của dân tộc. Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại.Cái ác ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, nham hiểm hơn. Các quan chức nhà nước biến chất dựa vào quyền lực và địa vị để tham ô, ăn hối lộ, vùi dập những người dám đấu tranh. Tiêu biểu như ông Nguyễn Đức Kiên – phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng ACB đã có những hành vi thu lợi nhuận bất chính, gây rối loạn thị trường tiền tệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính của chính phủ. Giới xã hội đen bất chấp luật pháp, dùng bạo lực và đồng tiền để thực hiện các hành vi phạm pháp, khống chế người khác, chà đạp nhằm mục đích buôn bán chất cấm, phụ nữ và trẻ em,. Những kẻ tha hóa, làm bất cứ chuyện gì trái với đạo nghĩa làm người để thỏa mãn mục đích cá nhân ích kỉ, xấu xa, bì ổi của mình mà không thèm quan tâm đến hậu quả về sau.

Nếu xưa, thiện và ác có thể phân ra giới tuyết rất rõ ràng, người thiện là thiện và ác là ác thì cuộc sống hiện tại ranh giới giữa thiện ác trở nên mong manh hơn. Ta đi trên xe buýt, ta nhìn thấy kẻ móc túi nhưng sợ hãi bị liên lụy, cho rằng người bị mất cũng không liên quan đến mình, ta mặc kệ, như vậy bản thân chúng ta đã vô tình tiếp tay cho cái ác có cơ hội hoành hành. Cuộc đấu tranh trong bản thân mỗi người để chống lại thói hư tật xấu như tham lam, ích kỉ, gian lận mới là gay go nhất bởi vì trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu. Lòng tham lam kết hợp với sự ích kỉ,độc ác vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận và ngay trong bản thân mỗi người. Ngoài ra, do sự phát triển của xã hội, sống đầy đủ, dư thừa, con người dần suy thoái cũng như xuống cấp về đạo đức và lối sống nên dễ xảy ra các hành vi phạm pháp. Hậu quả gây ra cho xã hội là làm chậm phát triển kinh tế, xã hội, tạo nên sự bất ổn định về chính trị và đời sống của người dân, gây ra tâm lí hoang mang, lo sợ, mất niềm tin trong các tầng lớp nhân dân. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của con người. Thế nhưng dù trong  xã hội xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái thiện và cái ác luôn bị tiêu diệt,  những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề. Đó chính là  quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Chừng nào cái ác còn tồn tại, lương tâm đen tối của con người vẫn còn đó, cuộc đấu tranh xung đột giữa cái thiện và cái ác vẫn còn có những người bị chìm trong đau khổ.Thế nên con người cần phải cố gắng hoàn thiện bản thân mình để đến một ngày nào đó cái ác chỉ còn là trong truyện cổ tích mà thôi. Để làm được điều này, bản thân mỗi chúng ta cần ý thức được hành vi của mình, không toan tính, so đo, luôn luôn giữ được ý thức đạo đức của bản thân, quan tâm đến những người xung quanh. Và đặc biệt, hãy chung tay để đẩy lùi cái ác ra khỏi thế giới loài người, để cái ác chỉ còn có trong truyện cổ tích mà thôi.

Sự tồn tại của thiện – ác giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về cuộc sống vì đôi khi thật giả lẫn lộn. Sống ở đời ai mà chẳng muốn được hạnh phúc, thế nhưng giữa một xã hội mà cái ác vẫn ‘chà trộn’ bên cạnh cái thiện liệu chúng ta có thật sự được sống hạnh phúc mà không lo sợ, suy nghĩ? Muốn cuộc sống của bạn được hạnh phúc thật sự thì trước tiên hãy chăm sóc thật tốt cho chính mình, đừng dùng thời gian cho bản thân để đi phá hoại người khác. Bản thân mỗi chúng ta nên làm ‘ông Bụt, bà Tiên’ của chính bản thân mình trước rồi sau đó hãy chung tay, bảo vệ kẻ yếu, kẻ bất hạnh và đẩy lùi những kẻ ác.

Đỗ Thị Thu Trang

Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên

0