14/01/2018, 12:27

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án Đề thi học sinh giỏi Để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: . Đề thi ...

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án

Để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: .

 Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I (2 điểm)

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau:

a. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

b. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.

c. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI, sau đó cho vào dung dịch sau phản ứng một ít hồ tinh bột.

d. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4.

2. Xác định công thức các chất và viết phương trình phản ứng biểu diễn theo sơ đồ biến hoá sau:

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Hóa học

Câu II (2 điểm)

1. Cho hỗn hợp X gồm Glyxin và Alanin tham gia phản ứng ở điều kiện thích hợp thu được các sản phẩm đipeptit. Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành.

2. Cho dãy biến hoá sau:

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Hóa học

Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có).

Câu III (2 điểm)

1. Cho hỗn hợp X gồm FeCO3, FeS2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (chứa Fe(NO3)3; H2SO4) và 22,4 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí (đktc). Pha loãng dung dịch Y bằng nước cất để thu được 2 lít dung dịch có pH = 1.

a. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng hỗn hợp X.

b. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Fe, tính m. (Biết sản phẩm khử của N+5 là NO2)

2. Để điều chế 2,8 tấn nhựa PE (polivinyletilen) cần dùng m tấn gỗ (chứa 50% xenlulozơ về khối lượng). Biết hiệu suất cả quá trình điều chế bằng 80%. Viết các phương trình phản ứng điều chế và tính m.

Câu IV (2 điểm)

Chia 16,68 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R (hoá trị không đổi) thành ba phần bằng nhau.

Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch và 3,136 lít H2.

Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng, dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Các thể tích khí đo ở đktc.

1. Xác định kim loại R và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

2. Cho phần 3 vào V lít dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,64 gam chất rắn. Tính V.

Câu V (2 điểm)

Cho 44,8 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O và A tác dụng được với Na) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, dung dịch thu được chỉ chứa hai chất hữu cơ B, D. Cô cạn dung dịch thu được 39,2 gam chất B và 26 gam chất D.

- Đốt cháy 39,2 gam B thu được 13,44 lít CO2; 10,8 gam H2O và 21,2 gam Na2CO3.

- Đốt cháy 26 gam D thu được 29,12 lít CO2; 12,6 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc.

1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo B, D. Biết công thức phân tử A, B, D đều trùng công thức đơn giản nhất.

2. Xác định công thức cấu tạo A.

Cho nguyên tử khối các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Na = 23; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64.

0