15/01/2018, 13:36

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án . Đề thi do các thầy ...

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án

. Đề thi do các thầy cô giáo thuộc tổ Hóa trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội biên soạn, nội dung bám sát kiến thức SGK chương trình hóa học lớp 10 học kì 1. Hi vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có kết quả học tập môn Hóa cao. 

Mời bạn làm online: 

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

Đề số 101

A - Trắc nghiệm: (5,0 điểm)

Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.
C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu.

Câu 2: Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo ra hợp chất cộng hóa trị:

A. H và H            B. F và F             C. Cl và Cl            D. Li và F

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Liên kết ion được hình thành do sự góp chung electron.
B. Liên kết ion được hình thành do sự cho và nhận electron.
C. Liên kết ion là liên kết giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện > 1,7
D. Liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

Câu 4: Điện hóa trị của Na trong NaCl là:

A. +1          B. 1+           C. 1             D. 1-

Câu 5: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là:

A. +6, +8, +6, -2             B. +4, 0, +6, -2
C. +4, -8, +6, 2               D. +4, 0, +4, -2

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng:

A. Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0
B. Số oxi hóa của H luôn là +1 trong mọi hợp chất
C. Số oxi hóa của O luôn là -2 trong tất cả các hợp chất
D. Tổng số oxi hóa các nguyên tố trong ion bằng 0.

Câu 7: Hệ số tối giản của các chất trong phản ứng: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O lần lượt là:

A. 1, 4, 1, 2 ,1              B. 1, 6, 1, 2, 3
C. 2, 2, 4, 1, 1              D. 1, 4, 1, 1, 2

Câu 8: Cho phản ứng sau: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Trong phản ứng trên, vai trò của NO2 là:

A. Là chất oxi hóa
B. Là chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử

Câu 9: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất khử?

A. 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + H2O
B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
C. FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
D. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Câu 10: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O là:

A. 25           B. 20           C. 15            D. 30

B - Tự luận: (5,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm): Cân bằng phản ứng Oxi hóa – khử sau, xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử:

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O

Bài 2. (3,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 7,8 g hỗn hợp Mg, Al trong dung dịch HCl thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X.

a) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (2,0 điểm)
b) Hòa tan toàn bộ lượng kim loại trên trong dung dịch HNO3 loãng, tính thể tích khí NO thoát ra ở đktc. Biết rằng kim loại trên tác dụng với axit sinh ra muối nitrat, khí NO và nước. (1,0 điểm)

_____Hết_____

Đề thi học kì 1 môn Hóa Học lớp 10 đề số 2

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

Đề số 102

A - Trắc nghiệm: (5,0 điểm)

Câu 1: Liên kết cộng hóa trị không có cực được hình thành:

A. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
B. Từ một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron dùng chung này lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
C. Từ một hay nhiều cặp electron chung và cặp electron dùng chung này không lệch về phía nguyên tử nào.
D. Giữa các kim loại điển hình và các phi kim điển hình.

Câu 2: Liên kết ion được tạo thành:

A. Giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung
B. Giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung do một nguyên tử bỏ ra.
C. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
D. Giữa hai nguyên tử phi kim

Câu 3: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là:

A. 4               B. 5            C. 2              D. 3

Câu 4: Cho phản ứng sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số cân bằng tối giản của HNO3 là:

A. 2               B. 3            C. 8              D. 10

Câu 5: Số oxi hóa của nitơ trong NO, HNO3, NH3 lần lượt là:

A. -2, +5, -3                 B. +2, +4, +5
C. +2, +5, -3                D. +2, +5, +3

Câu 6: Cộng hóa trị của cacbon và oxi trong phân tử CO2 là:

A. 4 và 2            B. 4 và -2                 C. +4 và -2              D. 3 và 2

Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau:

a. 4Na + O2 → 2Na2O                      b. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
c. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2             d. N2 + 3H2 → 2NH3

Số phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử là:

A. 4            B. 2          C. 3              D. 1

Câu 8: Cho phản ứng sau: 2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2. Trong phản ứng trên, vai trò của NO2 là:

A. Chất oxi hóa
B. Chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử

Câu 9: Cho quá trình sau:

A. Quá trình trên là quá trình oxi hóa
B. Quá trình trên là quá trình khử
C. Quá trình trên Fe+3 đóng vai trò là chất khử
D. Quá trình trên Fe+2 đóng vai trò là chất oxi hóa

Câu 10: Điện hóa trị của K trong KCl là:

A. +1              B. 1+               C. 1               D. 1-

B - Tự luận: (5,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm): Cân bằng phản ứng Oxi hóa – khử sau, xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử:

Al + HNO3 đ.nóng → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

Bài 2. (3,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp bột Cu, Al vào dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y.

a) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (2,0 điểm)
b) Hòa tan toàn bộ lượng kim loại trên trong dung dịch HNO3 loãng, tính thể tích khí NO thoát ra ở đktc. Biết rằng kim loại trên tác dụng với axit sinh ra muối nitrat, khí NO và nước. (1,0 điểm)

_____Hết_____

Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10

Đề số 101

1. C
2. C
3. A
4. B
5. B
6. A
7. D
8. C
9. A
10. B

Đề số 102

1. C
2. C
3. C
4. C
5. C
6. A
7. D
8. C
9. B
10. B
0