09/05/2018, 08:54

Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 2)

Đề kiểm tra Hóa 10 Học kì 2 Thời gian làm bài: 45p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Câu 1: Các halogen có ...

Đề kiểm tra Hóa 10 Học kì 2

Thời gian làm bài: 45p

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Các halogen có tính chất hóa học cơ bản là

A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

B. tính khử.

C. tính kim loại.

D. tính oxi hóa.

Câu 2: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Khối lượng khí thoát ra là:

A.7,1 gam.    B. 17,75 gam.    C. 14,2 gam.    D. 21,6 gam.

Câu 3: Khi cho dd AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ không cho kết tủa?

A. Dung dịch NaI.    B. Dung dịch NaCl.

C. Dung dịch NaBr.    D. Dung dịch NaF.

Câu 4: Khối lượng của 3,36 lít khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 4,8 gam.    B. 3,2 gam.    C. 6,4 gam.    D. 2,4 gam.

Câu 5: Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 0,32 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

A. FeS.   B. FeS và S.

C. FeS và Fe    D. FeS, Fe và S.

Câu 6: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt CO2 và SO2?

A. nước brom.    B. CaO.

C. dung dịch Ba(OH)2.   D. dung dịch NaOH.

Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch HCl phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, BaCl2.

B. CuO, NaCl, CuS.

C. BaCl2, Na2CO3, FeS.

D. BaSO3, Na2CO3, FeS.

Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là

A. ns2np4.    B. ns2np5.

C. ns2np3.    D. (n-1)d10ns2np4.

Câu 9: Khi cho Al vào các axit sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng?

A. HCl.    B. H2SO4 đặc, nóng.

C. H2SO4 loãng.    D. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 10: Cho cân bằng (trong bình kín) sau :

CO(k) + H2O(k)⇔CO2+H2(k) ΔH<0

Trong các yếu tố : (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là

A. (1), (4), (5).    B. (1), (2), (4).    C. (1), (2), (3).    D. (2), (3), (4).

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (Không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt 3 chất sau: KCl; H2SO4; K2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn.

Câu 2 ( 1 điểm): Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k). Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên.

Câu 3 ( 2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl loãng có thể tích 100ml. Sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X.

a/ Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b/ Tính nồng độ chất tan các muối thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.

Câu 4 ( 2 điểm): Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Tính giá trị của m.

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B D A C A D B D C

Câu 1: Các halogen có tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa. Chọn đáp án D.

Câu 2: Áp dụng ĐL bảo toàn e có 5.nKMnO4 = 2.nClo → nClo = 0,25 mol → m.nClo = 0,25.71 = 17,75g. Chọn đáp án B.

Câu 3: AgNO3 + NaF → không phản ứng. Chọn đáp án D.

Câu 4: nkhí = 0,15 mol → mkhí = 0,15.32 = 4,8 gam. Chọn đáp án A.

Câu 5:

Fe + S → FeS

0,05 0,01

→ Sau phản ứng thu được Fe dư và FeS. Chọn đáp án C.

Câu 6: Có thể dùng nước brom để phân biệt CO2 và SO2. Chọn đáp án A.

Câu 7: BaSO3, Na2CO3, FeS đều phản ứng với dd H2SO4 loãng và dd HCl. Chọn đáp án D.

Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là ns2np5. Chọn đáp án B.

Câu 9: Al + HSO4 đặc, nguội → không phản ứng. Chọn đáp án D.

Câu 10: Các yếu tố làm thay đổi cân bằng của hệ là: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2. Chọn đáp án C

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm):

-Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử (0,5 điểm)

-Dùng dd BaCl2 nhận ra H2SO4 và K2SO4 do tạo kết tủa trắng. Không hiện tượng: KCl (0,5 điểm)

PTHH:

BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl

BaCl2 + K2SO4 BaSO4 + 2KCl

Lưu ý: HS dùng AgNO3 ngay từ đầu không cho điểm vì Ag2SO4 ít tan

-Dùng dd Na2CO3 nhận ra H2SO4 do có hiện tượng sủi bọt khí (0,5 điểm)

Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O

Không hiện tượng: K2SO4

Câu 2 ( 1 điểm):

Đổi 2 phút = 120 giây. (0,5 điểm)

Áp dụng công thức:

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Tính được (0,5 điểm)

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Câu 3 ( 2 điểm):

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (0,25 điểm)

x        x (mol)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (0,25 điểm)

y        y (mol)

Tính được số mol khí H2 = 0,05 mol, gọi số mol Mg và Zn lần lượt là x, y

Lập hệ:

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Giải hệ được x = 0,02 mol; y = 0,03 mol (0,25 điểm)

→%mMg =

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

%mZn = 100 – 19,75 = 80,25%

Tính nMgCl2 = 0,02; nZnCl2 = 0,03 (0,25 điểm)

Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.

Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp ánĐề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

Câu 4 ( 2 điểm):

Chỉ thu được dung dịch X → Cu tan hết. (0,5 điểm)

PTHH:

Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O (0,25 điểm)

0,02                             0,02                0,02 (mol)

Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 (0,25 điểm)

x          x                  2x (mol)

→nFeSO4 = 2x + 0,02 mol (0,5 điểm)

Áp dụng định luật bảo toàn e có: nFeSO4 = 5.nKMnO4

→ 2x + 0,02 = 0,05 → x = 0,015

m = 0,015.64 = 0,96g (0,5 điểm)

Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm

0