09/05/2018, 09:44

Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 3 (Đề 13)

Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm) Khí áp thay đổi theo yếu tố nào? A. Theo độ cao B. Theo nhiệt độ C. Theo độ ẩm D. Các ý trên đúng Câu 2: (0,5 điểm) Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó: A. Khí áp tăng B. Khí áp giảm C. ...

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Khí áp thay đổi theo yếu tố nào?

A. Theo độ cao

B. Theo nhiệt độ

C. Theo độ ẩm

D. Các ý trên đúng

Câu 2: (0,5 điểm) Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó:

A. Khí áp tăng

B. Khí áp giảm

C. Khí áp không thay đổi.

D. Ý A và B đúng

Câu 3: (0,5 điểm) Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm. Đó là khí áp thay đổi:

A. Theo độ cao

B. Theo nhiệt độ

C. Theo độ ẩm

D. Theo nhiệt độ và độ ẩm

Câu 4: (0,5 điểm) Khi nhiệt tăng, không khí nở ra, khí áp giảm thì:

A. Tỉ trọng giảm

B. Tỉ trọng tăng

C. Tỉ trọng không thay đổi

D. Ý A và B đúng

Câu 5: (0,5 điểm) Khí áp giảm, thì không khí chứa hơi nước như thế nào?

A. Nhiều hơi nước

B. Ít hơi nước

C. Hơi nước trung bình

D. Tùy thuộc hơi nước bốc hơi

Câu 6: (0,5 điểm) Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp như thế nào?

A. Tăng      B. Giảm

C. Trung bình      D. Tăng hoặc giảm

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày sự hình thành và hoạt động của gió biển và gió đất.

Câu 2: (3 điểm) Hãy trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới, gió mậu dịch, gió mùa, gió phơn?

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 123456
Đáp ánD B B A A B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

Sự hình thành và hoạt động của gió biển và gió đất sau:

   - Gió biển:

   +Ban ngày ở lục địa ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh nên nóng hơn mặt nước ven biển.

   +Nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp, ven bờ trên mặt biển mát hơn hình thành áp cao.

   +Gió thổi từ áp cao (ven biển) tới áp thấp ( ven đất liền).

   - Gió đất:

   +Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh mát hơn, nên hình thành áp cao, vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

   +Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển).

Câu 2: (3 điểm)

   Các hoạt động của gió Tây ôn đới,gió Mậu dịch, gió mùa và gió phơn như sau:

   - Gió Tây ôn đới:

   +Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới đến áp thấp ôn đới.

   +Thổi quanh năm, có mưa, độ ẩm rất cao.

   - Gió Mậu Dịch: ( còn gọi là gió Tín Phong)

   +Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.

   +Gió thổi đều quanh năm, nhìn chung là khô

   +Tàu buồm buôn bán của người châu Âu đi trên biển ở những thế kỉ trước tận dụng đặc điểm này ( nên gọi là gió Mậu Dịch).

   - Gió mùa:

   +Gió thổi theo mùa

   +Hướng gió hai mùa ngược chiều nhau

   - Gió phơn:

   +Khí hậu học gọi là phơn theo tên một loại gió từnúi Anpơ thổi xuống các thung lũng Thụy Sĩ và Nam Đức.

   +Gió khô nóng sinh ra chủ yếu do địa hình.

Các Đề kiểm tra Địa Lí 10 | Đề thi Địa Lí 10

0