08/05/2018, 17:09

Đề kiểm tra Vật Lí 8 Học kì 2 (Tự luận 1)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 Những vật như thế nào thì có cơ năng? Cơ năng của một vật được tính như thế nào? (1 điểm) Câu 2 Đưa vật nặng có khối lượng P = 4000N lên cao h = 3m bằng mặt phẳng nghiêng có ma ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Vật Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 Những vật như thế nào thì có cơ năng? Cơ năng của một vật được tính như thế nào? (1 điểm)

Câu 2 Đưa vật nặng có khối lượng P = 4000N lên cao h = 3m bằng mặt phẳng nghiêng có ma sát dài l = 5m phải dùng lực kéo F = 2700N. (2 điểm)

a) Tính công có ích ? Tính công toàn phần ? Tính công hao phí ?

b) Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng ?

Câu 3 Có mấy hình thức truyền nhiệt? Hãy kể tên chúng và cho biết đối với chất lỏng thì hình thức truyền nhiệt nào là chủ yếu? Dùng kiến thức vật lý về truyền nhiệt, hãy giải thích vì sao về mùa đông các con chim hay xù lông. (2 điểm)

Câu 4 Một thỏi thép nặng 12 kg đang có nhiệt độ 20oC. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K. (3 điểm)

a) Nếu khối thép này nhận thêm một nhiệt lượng 44160J thì nhiệt độ của nó tăng lên bao nhiêu?

b) Nếu 1kg than đá khi cháy tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J, thì phải cần sử dụng bao nhiêu kg than đá để nâng nhiệt độ của thỏi thép này từ 20oC lên đến 500oC.

Câu 5 Muốn có nước ở nhiệt độ t = 40oC, người ta lấy m1 = 4kg nước ở nhiệt độ t1 = 100oC trộn với nước ở t2 = 25oC. Hãy xác định lượng nước lạnh cần dùng. (1 điểm)

Đáp án và thang điểm

Câu 1

Những vật có khả năng sinh công là những vật có cơ năng (0.5 điểm)

Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó (0.5 điểm)

Câu 2

a) Công có ích để đưa vật lên cao là:

Acó ích = 4000.3 = 12000 (J) (0.5 điểm)

Công toàn phần để đưa vật lên cao là:

Atp = F.s = 2700.5 = 13500 (J) (0.5 điểm)

Công hao phí là:

Ahp = Atp - Acó ích = 13500-12000 = 1500 (J) (0.5 điểm)

b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

H = (Acó ích : Atp ) . 100% = 88,89% (0.5 điểm)

Câu 3

Có ba hình thức truyền nhiệt là: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt (0.5 điểm)

Đối với chất lỏng thì hình thức truyền nhiệt chủ yếu là đối lưu (0.5 điểm)

Về mùa đông, các con chim xù lông lên để tạo một lớp khí ngăn cách giữa các lông của nó nhằm ngăn cản mất nhiệt. (1 điểm)

Câu 4

a) Q = m.c.Δt ⇒ Δt = Q : (m.c)

Nhiệt độ khối thép tăng thêm là:

Δt = Q : (m.c) = 44160 : (12.460) = 8 (oC) (1 điểm)

Nhiệt độ của khối thép sau khi nhận nhiệt lượng là:

20 + 8 = 28 (oC) (0.5 điểm)

b) Nhiệt lượng cần cung cấp để khối thép tăng lên đến 500oC là:

Q = m.c.Δt = 12.460.(500 - 20) = 2649600 (J) (0.5 điểm)

Khối lượng than đá cần sử dụng là:

2649600 : (27.106) = 0,1 (kg) (1 điểm)

Câu 5

Nhiệt lượng do nước sôi tỏa ra là:

Qtỏa = m.c.Δt = 4.4200.(100 - 40) = 1008000 (J) (0.25 điểm)

Gọi m1 là khối lượng nước lạnh

Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là:

Qthu = m.c.Δt = m1.4200.(40 - 25) = 63000m1 (J) (0.25 điểm)

Do Qthu = Qtỏa ⇒ 63000m1 = 1008000

Khối lượng nước lạnh là:

m1 = 1008000 : 63000 = 16 (kg) (0.5 điểm)

Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 có đáp án và thang điểm

0