08/05/2018, 14:44

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 9)

Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Em hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây. Chú thích A – Phần đầu – ngực có: 1. ……………………. 2. …………………..... ...

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Em hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Chú thích

A – Phần đầu – ngực có:

1. …………………….

2. ………………….....

3. …………………….

4. …………………….

B – Phần bụng:

5. …………………..

6. …………………..

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của loài cá?

A. là động vật biến nhiệt .

B. tim hai ngăn, một vong tuần hoàn .

C. bộ xương được cấu tạo từ chất xương.

D. hô hấp bằng mang, sống dưới nước.

Câu 3. Động vật nào trong hình dưới đây thuộc lớp Giác xác kí gây hại cho cá?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 4. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới nói chung và con người nói riêng? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng).

A. một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phầm ( sứa,…).

B. góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo ở biển.

C. nhiều loài san hô là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu cho xây dựng,…

D. là tài nguyên thiên nhiên quý giá cho con người.

Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống đề hoàn thành câu thành ngữ sau:

“ Còn duyên con … còn đeo

Hết duyên con … nằm queo bờ vùng”

A. đỉa.      B. chỉ      C. rươi.      D. cá.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Hãy kể những môi trường sống và những điều kiện sống của cá chép.

Câu 2. Quan sát hình dưới đây và cho biết, nếu giai đoạn 2 “ấu trùng từ trứng nở ra bị cá ăn mất” thì sán lá gan có tồn tại và phát triển được nữa không?

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 3. Em hãy kể tên 5 loài động vật đại diện cho ngành Thân mềm ở địa phương em.

Câu 4. Mực bơi nhanh còn ốc sên thì bò chậm chạp. Vậy theo em tại sao 2 loài này loại đươc xếp cùng ngành?

Câu 5. Để phòng tránh giun dẹp sống kí sinh cần phải giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Chú thích

A – Phần đầu – ngực có:

1 – Mắt kép

2 – Hai đôi râu

3 – Các chân hàm

4 – Các chân ngực (càng, chân bò)

B – Phần bụng

5 – Các chân bụng (chân bơi)

6 – Tấm lái

Câu 2: C      Câu 3: A      Câu 4: A, B, C, D      Câu 5: A

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

- Môi trường sống: Các vực nước ngọt như hồ, ao, sông, suối.

- Các điều kiện sống: Vực nước lặng, ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng, sâu bọ, cỏ nước).

Câu 2.

Qua trao đổi vật chủ, sán lá gan dễ gặp nhiều tình huống dẫn đến tử vong cao như, trứng không gặp nước, ấu trùng từ trứng nở ra bị cá ăn mất, ấu trùng không gặp cơ thể ốc thích hợp, ốc chứa vật kí sinh bị các vật khác ăn thịt… Để duy trì nòi giống, sán lá gan thích nghi theo hướng đẻ nhiều trứng, rồi ấu trùng lại có khả năng sinh sản, làm cho số lượng thế hệ sau của chúng tăng lên rất nhiều, để dù tỉ lệ tử vong rất cao, chúng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể để tồn tại và phát triển.

Câu 3.

5 loài động vật đại diện cho ngành Thân mềm ở địa phương em là: trai, sò, ốc, hến, ngao.

Câu 4.

Mực bơi nhanh còn ốc sên thì bò chậm chạp được xếp cùng ngành với nhau vì:

- Cơ thể không phân đốt.

- Thân mềm, có khoang áo bao bọc.

- Hệ thần kinh và giác quan phát triển.

- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng và bắt đầu chuyên hóa.

Câu 5.

Các biện pháp phòng tránh giun dẹp sống kí sinh cho người và gia súc:

- Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, tránh tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm.

- Ăn chín, uống sôi, không nên ăn các món thịt sống như gỏi, nem sống, thịt tái, tiết canh.

- Rau, củ, quả tươi phải rửa sạch, ngâm kĩ với nước sạch.

- Xử lí phân người và phân động vật, diệt trừ mầm bệnh.

Các Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

0