31/03/2021, 15:31

Dàn ý bài văn thuyết minh quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 - 10 Dàn ý bài văn thuyết minh về một đồ dùng học tập chi tiết nhất

I. MỞ BÀI: - Tùy theo cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp nhưng đều cần phải hướng đến giới thiệu về yêu cầu của đề bài: Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9. II. THÂN BÀI: 1. Xuất xứ của cuốn sách - Sách giáo khoa Ngữ Văn được Bộ Giáo dục nước nhà cho ...


I. MỞ BÀI:

- Tùy theo cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp nhưng đều cần phải hướng đến giới thiệu về yêu cầu của đề bài: Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9.


II. THÂN BÀI:

1. Xuất xứ của cuốn sách

- Sách giáo khoa Ngữ Văn được Bộ Giáo dục nước nhà cho phép xuất bản

- Sách được nhiều giáo sư nổi tiếng biên soạn như: Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết…

2. Hình dáng và nội dung cuốn sách

- Bìa sách: Được thiết kế đơn giản dễ nhìn.

+ Phía góc trên bên trái là dòng chữ “Bộ Giáo dục và đào tạo” được in hoa hoàn toàn. Ngay phía dưới là dòng chữ “Ngữ Văn” được trình bày to, rõ ràng với font chữ đẹp. Phía góc bên phải dưới dòng chữ “Ngữ Văn” là tên tập của sách.

+ Sách giáo khoa Ngữ Văn có 2 tập, tập một và tập hai chia ra nội dung học tập cho học kỳ I và học kỳ II của học sinh. Phía dưới là hình ảnh cành cây gấc với hoa vàng rũ xuống, trái gấc chín đỏ ở bìa sách tập 1 và cành lựu với những trái lựu to tròn, màu vàng bắt mắt ở bìa sách tập 2. Hình ảnh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, giống như là lời khích lệ mỗi học sinh cố gắng học tập để sớm đạt được trái chín vậy.

- Trang đầu tiên của sách ghi lại thông tin như ở bài sách nhưng chi tiết hơn về tên những người biên soạn cuốn sách. Trang tiếp theo là phần lời nói đầu của người chủ biên biên soạn sách. Đó là những lời giới thiệu đầu về cuốn sách cũng như là lời chúc các học sinh học tập thật tốt, đốt thêm lửa nhiệt huyết cho mỗi thế hệ.

- Những trang cuối cùng của sách là phần mục lục. Ở đây, tên các bài học được hệ thống thành bảng gồm các cột: số thứ tự, tên bài học, số trang. Như vậy giúp học sinh dễ dàng biết được những kiến thức mình sẽ tiếp cận sắp tới, cũng như tìm được vị trí bài học một cách dễ dàng hơn.

- Mỗi bài học được chia ra bao gồm một văn bản, một tiết học tiếng Việt, một tiết học tập làm văn, một tiết luyện tập các bài học đã học. Ngay trước khi bắt đầu bài học luôn có một ô trống ghi nội dung những điều cần đạt được sau mỗi bài học này. Các bài học được trình bày rất rõ ràng, hợp lí và logic, đi từ cơ bản nên phù hợp với mọi học sinh trong quá trình tiếp thu.

- Các văn bản được sắp xếp tìm hiểu theo trình tự thời gian, bắt đầu từ văn học nước nhà cho đến văn học thế giới nhằm giúp học sinh có một nền kiến thức toàn diện về văn chương nước mình và nước bạn.

3. Ý nghĩa của cuốn sách

- Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn giúp mỗi học sinh có nền kiến thức cơ bản và chắc chắn, bổ sung sự hiểu biết, làm tiền đề cùng với các môn học khác để giúp học sinh tự tin khi học lên cao hơn và bước ra ngoài đời sau này.

- Sách giáo khoa Ngữ Văn còn giúp học sinh cải thiện rất nhiều thứ liên quan đến việc tranh luận, thuyết phục người khác… Như chúng ta biết thì việc nói và trao đổi là điều cần thiết trong công việc hàng ngày cũng như cuộc sống, bởi vậy cần phải chuẩn bị và bồi dưỡng từ khi còn là học sinh.

4. Cách bảo quản sách

- Sách giáo khoa vừa là người bạn, vừa là người thầy của mỗi học sinh, bởi vậy cần nâng niu, trân trọng cuốn sách.

- Có thể bọc giấy kính cho cuốn sách để tránh làm cho sách bị bẩn, bị lem.

- Cần ghi tên, dán nhãn vở để tránh bị thất lạc sách.


III. KẾT BÀI

- Nêu tình cảm của bản thân với cuốn sách, nêu suy nghĩ về giá trị của sách.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0