Thông tin

Mã trường NHS

Số điện thoại (028) 38 212 430

Email dhnhtphcm@buh.edu.vn

Website www.buh.edu.vn

Địa chỉ 36 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, Q1. TP HCM

Đại Học Ngân Hàng TPHCM

Mục tiêu của hoạt động HTQT trong thời gian tới của trường là tiếp tục duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác đã có. Trường chủ động mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức trong và ngoài nước, đa dạng hóa các loại hình và đa phương hóa đối tác, để phát huy hơn nữa HTQT với tinh thần hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH, tạo điều kiện cho HTQT phát triển.

Sứ mạng, tầm nhìn và hệ giá trị của nhà trường


1. Sứ mạng
    Sứ mạng của Trường Đại học Ngân hàng là tạo dựng môi trường giáo dục đào tạo hiện đại, duy trì bản sắc dân tộc để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu hội nhập; thu nhận, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực đào tạo của Trường.
2. Tầm nhìn
    Trường Đại học Ngân hàng là trường đại học định hướng ứng dụng đa ngành khối kinh doanh - quản lý, trong đó ngành mũi nhọn là tài chính - ngân hàng, thực hiện giáo dục - đào tạo con người phát triển toàn diện về tri thức đạo đức - sáng tạo, là công dân toàn cầu.
3. Hệ giá trị "Sáng tạo - Đạo đức - Trách nhiệm - Phát triển"
    Sáng tạo: 
Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM thực hành giá trị "Sáng tạo" trong mọi hoạt động giáo dục - đào tạo của trường, vận hành các hoạt động của mình bằng tri thức mới để các hoạt động diễn ra thành công và kết quả gia tăng về giá trị.
     Đạo đức:  Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM coi trọng giá trị "Đạo đức" trong mọi hoạt động giáo dục - đào tạo của Trường. Thể hiện ở sự cam kết hành xử của đội ngũ giảng viên, viên chức trong việc luôn tuân thủ quy chuẩn nghề nghiệp được luật pháp và xã hội quy định, phù hợp với truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại.
    Trách nhiệm:  Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM đề cao giá trị "Trách nhiệm" trong mọi hoạt động giáo dục - đào tạo của Trường. Đó là trách nhiệm quan tâm đến người học giúp họ phát triển nhân cách và kỹ năng trách nhiệm với xã hội - cộng đồng trong việc cam kết duy trì chất lượng giáo dục - đào tạo; trách nhiệm với quốc gia thể hiện qua việc thực hiện tốt mục tiêu chung của giáo dục đại học; trách nhiệm tự thân phát triển thể hiện qua việc không ngừng nâng cao vị thế của Trường.
     Phát triển:  Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM luôn hướng đến giá trị "Phát triển" trong mọi hoạt động giáo dục - đào tạo. Giá trị "Phát triển" ấy được thể hiện ở sự đổi mới thường xuyên toàn bộ hoạt động theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

 

Mục tiêu

 

1. Mục tiêu tổng thể
   Xây dựng Trường Đại học Ngân hàng thành trường đại học đa ngành khối kinh doanh - quản lý với mũi nhọn là ngành Tài chính - Ngân hàng; là đại học thuộc nhóm đầu hạng 2 trong tầng định hướng ứng dụng vào năm 2020 và nhóm đầu hạng 1 của tầng này, đồng thời đạt chuẩn khu vực vào năm 2030.
2. Các mục tiêu cụ thể 
     - Cải tiến các chương trình đào tạo theo hướng cung cấp tri thức hiện đại, có khả năng liên thông và hội nhập quốc tế; 
    - Phát triển khoa học - công nghệ theo chiều sâu, phát huy lợi thế ở ngành mũi nhọn;  
    - Phát triển đội ngũ giảng viên về lượng và chất; 
    - Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất theo hướng hiện đại cho hoạt động đào tạo và NCKH;  
   - Huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự phát triển chung của Trường dựa trên mối quan hệ gắn kết giữa Trường với cộng đồng xã hội; 
   - Xây dựng đại học có năng lực quản trị tốt, định hướng tự chủ.

Định hướng phát triển

 

1. Chiến lược nâng cao chất lượng

  + Chiến lược nâng cao chất lượng trong giai đoạn 2008 – 2020 được xác định là chiến lược trọng tâm của Trường, nhằm khẳng định và giữ vững vị thế Trường Đại học Ngân hang TP. Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế hàng đầu Việt Nam. Chiến lược nâng cao chất lượng được thực hiện đồng bộ từ các đơn vị cấp khoa, phòng, ban, trung tâm, viện nghiên cứu … gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo,  công tác NCKH và hợp tác quốc tế của trường.

  + Các chỉ tiêu thực hiện

        - Quản lý và năng lực quản lý: Đổi mới tư duy quản lý, linh hoạt, chủ động và sáng tạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống quản lý trong trường. Coi trọng hiệu quả quản lý, đề cao nguyên tắc tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Cải cách cơ chế quản lý hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

        - Chất lượng đào tạo là trung tâm, đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đủ sức đảm bảo cạnh tranh với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực trong nước, xác định các hướng đào tạo mũi nhọn, tập trung nguồn lực để giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để tôn vinh thương hiệu của trường. Coi trọng hiệu quả của các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ và phát triển dịch vụ.

        - Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý: Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, có giải pháp tích cực để đào tạo cán bộ trẻ đảm trách công tác quản lý, công tác giảng dạy và NCKH. Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ khoa học đầu đàn. Làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp.

        - Phát triển chương trình và thương hiệu: Tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học, tiến đến thực hiện các dịch vụ đo lường, đánh giá các hoạt động trong toàn trường theo chuẩn quốc gia và quốc tế.

        - Phân khúc thị trường và sức cạnh tranh: Giữ vững những thế mạnh truyền thống của trường đã được khẳng định và được thị trường chấp nhận. Chủ động trong cạnh tranh với các lĩnh vực mới trên cơ sở lấy chất lượng đào tạo làm thước đo, chủ động mở rộng thị trường đào tạo ra ngoài đối với khu vực và quốc tế (Trước hết là các nước trong khu vực, các nước có mối quan hệ truyền thống với trường).

2. Chiến lược phát triển đào tạo

  + Giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm khẳng định và giữ vững vị thế và thương hiệu của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là một trung tâm đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng được xã hội tin tưởng và chấp nhận. Chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy được đổi mới toàn diện, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn và tiếp cận với chương trình của các trường đại học trong khu vực và thế giới. Đảm bảo quy mô đào tạo tăng dần hàng năm là 5% nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc cung ứng nguồn nhân lực cho ngành Ngân hàng và cho xã hội.

  + Chỉ tiêu phát triển đào tạo

        - Loại hình đào tạo

          * Trường duy trì các cấp đào tạo chủ yếu như hệ cao đẳng, đại học chính qui, cao học và nghiên cứu sinh. Đối với hệ đại học tổ chức đào tạo 2 loại hình là đào tạo chính quy và không chính quy. Đến năm 2010 chỉ sử dụng một chương trình chuẩn cho cả 2 loại hình chính quy và không chính quy. Đến năm 2015 chỉ đào tạo theo một chuẩn duy nhất cho bậc đào tạo đại học.

       - Quy mô đào tạo

          * Giữ vững quy mô đào tạo đại học chính quy ổn định như hiện nay, đến năm 2010 toàn trường có khoảng 9.000 đến 10.000 sinh viên và ổn định ở mức 15.000 sinh viên trong giai đoạn 2015-2020. Đáp ứng nhu cầu học hoàn chỉnh, liên thông, bằng 2 của xã hội với quy mô thích hợp khoảng 1.500 chỉ tiêu hàng năm.

          * Tăng cường đào tạo sau đại học với 200 chỉ tiêu thạc sỹ, 15 chỉ tiêu tiến sỹ đến năm 2015 và 300 chỉ tiêu thạc sỹ, 20 chỉ tiêu tiến sỹ đến năm 2020 đạt chuẩn của khu vực và quốc tế.

          * Cơ cấu ngành, nội dung và chương trình đào tạo.

          * Ổn định các ngành đang đào tạo đến năm 2010, mở rộng các chuyên ngành thuộc các ngành đang đào tạo theo hướng đa dạng hóa các chương trình đào tạo. Giai đoạn 2010 – 2015 nghiên cứu để mở thêm một số ngành mới như Luật, Công nghệ thông tin.

          * Chương trình đào tạo phải bảo đảm chương trình do Bộ quy định, có tiếp cận các chương trình của các trường đại học trên thế giới và giảm dần tổng tín chỉ cho toàn khóa học theo hướng lược bỏ những trùng lắp trong chương trình đào tạo.

Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học – công nghệ

Nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên.

Phát triển mối quan hệ giữa các trường và các tổ chức kinh tế - xã hội cũng như các trường đại học khác trong và ngoài nước thông qua hoạt động nghiên cứu.

Chuyển giao các kết quả NCKH cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Góp phần đổi mới chương trình đào tạo dựa trên những kết quả Nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Nâng cao năng lực quản lý của trường.

Thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác Nghiên cứu khoa học và đóng góp vào ngân sách của trường.

Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế

Mục tiêu của hoạt động HTQT trong thời gian tới của trường là tiếp tục duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác đã có. Trường chủ động mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức trong và ngoài nước, đa dạng hóa các loại hình và đa phương hóa đối tác, để phát huy hơn nữa HTQT với tinh thần hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH, tạo điều kiện cho HTQT phát triển.

Phát triển hợp tác quốc tế

Tăng cường ký kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các trường đại học, hiện nay trường Đại học Ngân hàng đã liên kết với trường Đại học Bolton (Anh Quốc) đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Kế toán kiểm toán; liên kết với Trường Đại học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ đào tạo Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, các bằng tốt nghiệp được cấp có giá trị quốc tế. Đồng thời Trường đang chuẩn bị liên kết với trường Monash (Úc) và trường Đại học của Mỹ trong năm 2008 – 2009 để đào tạo Đại học và sau Đại học. Trong tương lai Trường sẽ liên kết với các tổ chức quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng HTQT ở tất cả các khâu, các mặt và tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài để phát triển sự nghiệp đào tạo và NCKH  của Trường.

Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cho hoạt động HTQT để thực hiện HTQT trong điều kiện hợp tác đôi bên cùng có lợi vì phát triển trong điều kiện đa phương hóa HTQT hiện nay.

Tích cực tạo nguồn tài chính có khả năng mở rộng công tác HTQT, một mặt sẽ trích một phần kinh phí tương xứng cho HTQT từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến trường giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ của Trường có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới. Khai thác triệt để các quan hệ HTQT nhằm mở rộng hình thức “du học tại chỗ” cho sinh viên và cán bộ giảng viên.

Xây dựng một số chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể liên thông với các trường đại học khác trong khu vực nhằm cung cấp cho sinh viên tại chỗ có nhu cầu cũng như sinh viên quốc tế. Qua đó, kết nối hệ thống đào tạo của trường với các hệ thống đào tạo trong khu vực và trên thế giới.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, nhất là đội ngũ cán bộ giảng dạy đến năm 2020 luôn là chiến lược trọng tâm, quan trọng để đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo. Đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng, có năng lực và trình độ tiếp cận với kiến thức hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới.

Đội ngũ nguồn nhân lực của Trường phải đạt các tiêu chuẩn :

Có trình độ chuyên môn giỏi

Có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả

Có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm

Gắn bó và hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Đảm bảo tỷ lệ giảng viên/sinh viên; giảng viên/cán bộ quản lý và phục vụ theo quy chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. Không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận có đủ đức, tài đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển của Trường.
Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

Năm 2010 tổng số cán bộ công chức là 530 người, trong đó:

Giảng viên: 360 giảng viên (90% giảng viên có trình độ sau đại học, 20% có trình độ Tiến sỹ), tỷ lệ sinh viên/giảng viên: 20/1

Quản lý và phục vụ: 170 cán bộ quản lý và phục vụ (50% cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ), tỷ lệ sinh viên /quản lý phục vụ: 40/1.

Năm 2020 tổng số cán bộ công chức : 950 người, trong đó:

Giảng viên: 750 giảng viên (100% giảng viên có trình độ sau đại học, 50% giảng viên giỏi 1 ngọai ngữ, 50% có trình độ Tiến sỹ ), tỷ lệ sinh viên/giảng viên: 20/1.

Quản lý và phục vụ: 200 cán bộ quản lý và phục vụ (70% cán bộ quản lý có trình độ sau đại học, 100% cán bộ quản lý sử dụng thành thạo vi tính, 40% giỏi 1 ngoại ngữ), tỷ lệ sinh viên/quản lý phục vụ: 70/1

Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực.

Bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý, tạo một cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực phù hợp nhằm tạo điều kiện và phát huy tối ưu năng lực sở trường của mỗi cá nhân, chuẩn hóa nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ giảng viên, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, …

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kế cận, lựa chọn quy hoạch cán bộ, giảng viên có năng lực được đào tạo ở trong và ngoài nước, thực hiện chính sách tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài đạt chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn đảm bảo tính hiệu quả.

Chiến lược phát triển cơ sở vật chất

Hiện nay diện tích đất ở cơ sở Thủ Đức của Trường mới được 10ha. Do đó, trường tiến hành làm các thủ tục xin Thành phố cấp thêm 40ha (Bốn mươi héc ta) đất ở quận 9 hoặc huyện Củ Chi, để mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng thêm cơ sở mới của trường trong tương lai.

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên các cơ sở hiện đang quản lý là tập trung xây dựng trụ sở làm việc tại 36 Tôn Thất Đạm – Quận 1, xây dựng phòng họp, Thư viện, Khu KTX, Khu thể dục thể thao liên hợp ở Thủ Đức với 10ha đất hiện tại. Sử dụng đảm bảo chất lượng cao, hiện đại, đồng bộ, khang trang đạt các tiêu chuẩn của Nhà nước về mọi mặt đáp ứng tốt nhất: Cho việc ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại, nghiên cứu, quản lý và làm việc của cán bộ công chức trong đơn vị và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, thuận lợi cho sinh hoạt, rèn luyện thể chất và giáo dục toàn diện của sinh viên.

Yêu cầu, chỉ  tiêu phát triển cơ sở vật chất

Trụ sở làm việc

Xây dựng trụ sở làm việc chính của Trường tại số 36 Tôn Thất Đạm, quận 1 đảm bảo:

Diện tích làm việc cho tất cả cán bộ công chức trong biên chế và hợp đồng làm việc; diện tích công cộng và kỹ thuật (phòng khách, phòng họp, phòng tiếp tân, tổng đài, phòng quản lý hệ thống thông tin, phòng truyền thống, kho lưu trữ hồ sơ, thư viện, in ấn…; diện tích phụ trợ và phục vụ (sảnh chính, sảnh phụ, hành lang, phòng bảo vệ, khu vệ sinh, nơi để mũ áo, khu vệ sinh, phòng y tế, nơi để xe… Theo tiêu chuẩn định mức của nhà nước quy định.

Trang bị các phương tiện và trang thiết bị làm việc hiện đại, đồng bộ đảm bảo nâng cao hiệu quả lao động , quản lý và điều hành.  

Hệ thống giảng đường

Xây dựng mới và cải tạo sửa chữa các giảng đường cũ tại cơ sở Thủ Đức đảm bảo đủ giảng đường theo yêu cầu đào tạo  bao gồm : Phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng học nhóm với yêu cầu:

Phòng học lý thuyết đảm bảo đủ diện tích m2/1SV, trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy đồng bộ (máy chiếu đa năng và máy tính nối mạng) đáp ứng việc ứng dụng phương pháp giảng dạy hiện đại phát huy tối đa khả năng truyền tải và tiếp nhận thông tin của người dạy và người học.

Phòng thực hành vi tính, ngoại ngữ, ngân hàng thực hành,được cài đặt các chương trình mô phỏng cho các chuyên ngành đào tạo, sát với thực tế phù hợp với nhu cầu giảng dạy, thực tập.

Phòng học nhóm.

Thư viện

Xây dựng thư viện mới và nâng cấp, hòan thiện thư viện cũ  đảm bảo cho thư viện trở thành một trung tâm tài nguyên thông tin bao gồm:

Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp trên cơ sở bổ sung, phát triển nguồn thông tin trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa ; xây dựng các cơ sở dữ liệu trên cơ sở hệ thống số hóa tài liệu;  hệ thống thư viện được tin học hóa có các tài liệu điện tử, được nối mạng liên kết khai thác tài liệu với các trường đại học khác và các thư viện trong nước.

Phấn đấu đạt tiêu chuẩn Thư viện mức 2 (tiêu chuẩn thư viện trường đại học trong kiểm định chất lượng trường đại học theo quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/12/2004).  

Ký túc xá sinh viên, nhà ăn, căntin, khu thể dục thể thao

Xây dựng 03 KTX mới mỗi KTX 09 tầng đảm bảo chỗ ở mới cho 4.500SV, 1 nhà ăn tập thể ở cơ sở Thủ Đức đáp ứng 50% chỗ cho SV ở nội trú; KTX được trang bị các phương tiện, dịch vụ với nhiều loại giá khác nhau  đảm bảo các hoạt động tự học, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, giải trí phù hợp với sinh viên nội trú.

Xây dựng mới khu TDTT đa năng gồm 01 sân bóng đá, 04 sân bóng chuyền, nhà dạy cầu lông, nhà tập bóng bàn, 02 sân tennis, 01 hồ bơi, để phục vụ tốt cho việc học tập rèn luyện thể chất của sinh viên.

Hệ thống mạng thông tin truyền thông

Xây dựng một mạng thông tin truyền thông nội bộ hoàn chỉnh, nối kết các đơn vị trong từng cơ sở và các cơ sở của trường với nhau đảm bảo cho việc truy cập, trao đổi, tổ chức, điều hành, quản lý và truy cập thông tin từ internet.

Kế hoạch và tiến độ

Từ 2008 đến 2010

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, khu thể thao ngoài trời cơ sở 56 Hoàng Diệu 2, Thủ Đức.

Xây dựng thư viện 08 tầng và nhà ăn 03 tầng tập thể sinh viên đảm bảo cho 1.500 SV 1 lần ăn.

Từ 2010 đến 2015

Hoàn thiện công trình thư viện và nhà ăn tập thể sinh viên đưa vào sử dụng.

Xây dựng mới 3 KTX mỗi KTX 9 tầng và khu giảng đường B 08 tầng đảm bảo có thêm 100 phòng họp cơ sở 56 Hoàng Diệu 2 - Thủ Đức.

Từ 2015 đến 2020

Xây dựng trụ sở chính 36 Tôn Thất Đạm, quận 1.

Xây dựng trung tâm Hợp tác quốc tế ở 39 Hàm Nghi, quận 1.

Chiến lược phát triển nguồn tài chính

Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng để xây dựng và phát triển Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu nhằm đảm bảo các mục tiêu gồm: Đủ kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của trường, trong đó không ngừng nâng cao thu nhập cho giảng viên và cán bộ, công chức; tăng cường chi cho các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; và đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển.

Các nguồn thu cần huy động:

Học phí.

Nguồn thu từ hoạt động NCKH, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ.

Nguồn thu từ các dự án.

Ngân sách nhà nước cấp, trong đó chủ yếu cho đầu tư phát triển.

Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính, lãi tiền gửi ngân hàng.

Nguồn viện trợ từ các dự án hợp tác quốc tế.

Nguồn huy động từ xã hội gồm: vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của giảng viên – cán bộ công chức, vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tài trợ từ các tổ chức tín dụng và đóng góp từ cựu sinh viên.

Bài liên quan

Học Viên Ngân Hàng ( Phân Viện Phú Yên )

Năm 2020, Học viện Ngân hàng sẽ là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam.

Học Viện Ngân Hàng

Năm 2020, Học viện Ngân hàng sẽ là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam.

Đại Học Hà Nội

Với 11 ngành ngoại ngữ; 6 chuyên ngành khác ngoài ngôn ngữ, dạy-học hoàn toàn bằng ngoại ngữ; 6 trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế… Trường Đại học Hà Nội tự hào là cơ sở giáo dục hàng đầu của cả nước trong đào tạo, nghiên cứu về ngoại ngữ và chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Được thành lập từ năm 1959 ...

Học Viện Ngân Hàng Phân Viện Bắc Ninh

Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh là cơ sở đào tạo của Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng; Tham gia đào tạo các bậc học khác theo yêu cầu, phù hợp với khả năng và phân cấp uỷ quyền của Giám ...

Đại Học Xây Dựng Miền Tây

Hiện tại nhà trường hợp đồng chính thức với 35 giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó có: 01 Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 12 Tiến sĩ; 22 Thạc sĩ đang giảng dạy hướng dẫn các chuyên ngành của nhà trường.

Đại Học Mỹ Thuật TPHCM

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp giáo dục, trực thuộc Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực mỹ thuật ở bậc trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và sáng tác những tác phẩm mỹ thuật thuật ...

Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam

Mã tuyển sinh: MTH Tên tiếng Anh: Viet Nam university of Fine Arts Năm thành lập: 1925 Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: http://mythuatvietnam.edu.vn/ Tổng chỉ tiêu năm 2018 Mã trường: MTH 2.1. Đối tượng tuyển sinh Thí sinh thi vào ...

Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp

65 năm qua, trường giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và nghệ thuật cũng như mỹ thuật ứng dụng của đất nước. Đến nay, nhà trường đã đào tạo cho xã hội hàng chục ngàn hoạ sĩ, các nhà thiết kế của 13 ngành thuộc nhiều thế hệ khác nhau, khẳng định rõ vai trò ...

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Viện Đại học Mở Hà Nội phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ, đa phương thức trong đó chú trọng đào tạo từ xa, có vị trí xứng đáng trong hệ thống các trường đại học mở Châu Á, thông qua nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, vì ...

Đại Học Mỏ Địa Chất

Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn được Nhà trường coi là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nhà trường luôn có bước phát triển mạnh mẽ và đúng hướng với hàng trăm đề tài cấp Nhà nước, hàng nghìn đề tài và hợp đồng cấp Bộ và ngành với hiệu quả kinh tế ngày càng ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...