24/05/2018, 15:42

Cơ sở lý luận và thực tiễn của dự báo

Dự báo dân số và nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội của đất nước. Những kết quả của dự báo dân số và nguồn nhân lực trong trương lai về số lượng, cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, sự phân bố theo ...

Dự báo dân số và nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội của đất nước. Những kết quả của dự báo dân số và nguồn nhân lực trong trương lai về số lượng, cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, sự phân bố theo lãnh thổ, cơ cấu về trình độ văn hoá và chuyên môn là nguồn tài liệu cơ sở để nhà nước ra kế hoạch phân bổ, sử dụng hợp lý lao động, giải quyết việc làm đẩy mạnh sản xuất nâng cao đời sống xã hội.

Dân số và nguồn lao động trong tương lai là biến số quan trọng quyết định các cân đối vĩ mô như tích luỹ và tiêu dùng, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm và đầu tư, cũng như các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phân bổ lại lực lượng sản xuất. Nhà nước căn cứ vào các thông số của dự báo dân số và nguồn nhân lực để đề ra kế hoạch xã hội như giao dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, chính sách dân số cũng như các vấn đề xã hội khác…

Dự báo dân số và nguồn nhân lực là một bộ phận lớn trong hệ thống dự báo kinh tế – xã hội. Đối tượng trực tiếp của dự báo dân số là sự biến động tự nhiên của dân số trong tương lai thông qua diễn biến của hệ số sinh, hệ số chết, những thay đổi về kết cấu giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, phân bố theo lãnh thổ cũng như cường độ của các luồng di dân trong thời kì dự báo. Đối tượng của dự báo nguồn lao động xã hội là số lượng, cơ cấu theo tuổi, giới, trình độ học vấn và cơ cấu nghề nghiệp cũng như sự thay đổi trong phân bố và sử dụng nguồn lao động trong tương lai trên phạm vi nền kinh tế cũng như các vùng lãnh thổ.

Dự báo bằng phương pháp chuyển tuổi

- Bước 1: Dự báo dân số ở tương lai bằng phương pháp thành phần (chuyển tuổi). Khoảng chuyển tuổi trong trường hợp này có thể làm một năm hoặc năm năm và cần tính riêng cho dân số năm và nữ

- Bước 2: Căn cứ vào giới hạn tuổi lao động của năm giới và nữ giới, dựa vào kết quả dự báo ở bước một để xã định bộ phận dân số trong độ tuổi lao động cho nam và nữ.

- Bước 3: Xác định số lượng nguồn nhân lực trên cơ sở kết quả ở bước hai và hệ số có khả năng lao động theo từng giới tính. Hệ số có khả năng lao động thường được tính toàn trên cơ sở điều tra trong quá khứ và cần được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tương lai. Thông thường hệ số này biến động trong khoangr 94-97% (đối với nam giới) và 95-98% (đối với nữ giới)

- Bước 4: Xác định nguồn lao động trong tương lai trên cơ sở nguồn nhân lực ở bước ba. Có thể sử dụng phương pháp hệ số cố định hoặc có điều chỉnh theo số lượng nguồn nhân lực. Cũng có thể tính số lượng nguồn lao động bằng phương pháp loại trừ khỏi nguồn nhân lực bộ phận đang đi học, đang tham gia lực lượng vũ trang hoặc làm các công việc đặc biệt khác và bộ phận làm nội trợ gia đình. Về nguyên tắc các bộ phận này có thể dự báo được bằng các phương pháp chung của dự báo.

- Bước 5: Phân tích kết quả dự báo và điều chỉnh kết quả cho phù hợp với những điều kiện và nhân tố mới trong kỳ dự báo. Cần chú ý là trong thực tế nguồn lao động xã hội còn được bổ sung bởi lượng lao động ngoài độ tuổi (trên hoặc dưới độ tuổi lao động theo quy định nhưng vẫn còn hoặc có khả năng lao động).

0