05/06/2017, 10:44

Cơ quan phân tích thính giác

BÀI 51: GIẢI BÀI TẬP CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH Hãy quan sát hình 51-1 để hoàn chỉnh thông tin sau về các thành phần cấu tạo của tai và chức nàng của chúng. Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong. - Tai ngoài gồm ................ có nhiệm vụ hứng sóng âm hướng ...

BÀI 51: GIẢI BÀI TẬP CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH Hãy quan sát hình 51-1 để hoàn chỉnh thông tin sau về các thành phần cấu tạo của tai và chức nàng của chúng. Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong. - Tai ngoài gồm ................ có nhiệm vụ hứng sóng âm hướng sóng âm. Tai................ ngoài được giới hạn với tai giữa bởi ................ (có đường kính khoảng 1cm). - Tai giữa là một khoang xương, trong đó có ...

BÀI 51: GIẢI BÀI TẬP CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC

 

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

Hãy quan sát hình 51-1 để hoàn chỉnh thông tin sau về các thành phần cấu tạo của tai và chức nàng của chúng.

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

- Tai ngoài gồm ................ có nhiệm vụ hứng sóng âm hướng sóng âm. Tai................ ngoài được giới hạn với tai giữa bởi ................  (có đường kính khoảng 1cm).

 

- Tai giữa là một khoang xương, trong đó có ................  bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục - có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18-20 lần).

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ dược cân bằng.

Trả lời:

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng lcm).

- Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp nhau. Xương búa dược gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục - có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18-20 lần).

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng.

 

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 165 SGK sinh học 8: Hãy trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào hình 51-2.

Trả lời:

Ôc tai là một màng chạy suốt dọc ống tai xương và cuốn quanh các trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm các màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ống tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau.

Giải bài tập 2 trang 165 SGK sinh học 8: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được.

Trả lời:

Âm thanh được truyền đi dưới dạng sóng (sóng âm). Nhờ có tai mà ta nghe được âm thanh truyền đi từ nguồn phát.

Vành tai hứng các sóng âm, thu vào ống tai làm rung màng nhĩ căng ở cuối ống tai ngoài (ngăn cách với khoang tai giữa). Sự rung động của màng nhĩ dược truyền và khuếch đại nhờ chuỗi xương tai nằm trong khoang tai giữa gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp.

Khi màng nhĩ rung, truyền qua chuỗi xương tai, sẽ làm rung màng cửa bầu và làm chuyên động ngoại dịch chứa trong ốc tai xương và chuyển dộng nội dịch trong ốc tai màng, kích thích các tế bào thụ cảm thính giác.

Các tế bào thụ cảm thính giác tiếp nhận các sóng âm truyền tới sẽ hưng phấn và chuyển thành các xung thần kinh truyển đi trong dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thuỳ thái dương.

Giải bài tập 3 trang 165 SGK sinh học 8: Vì sao có thể xác định được ám thanh phát đi bên tai phải hay tai trái.

Trả lời:

Xác định được nguồn phát âm ở phía nào (phải hay trái) là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái (và ngược lại).

Giải bài tập 4 trang 165 SGK sinh học 8: Hãy làm thí nghiệm sau: Thiết kê một dụng cụ ống nghe của bác sĩ (hình 51- 3) nhưng dùng 2 ống cao su nối với tai có độ dài ngắn khác nhau. Nhấm mắt VÀ thử xác dịnh xem có cảm nhận gì khi gãi trên màng cao su.

Trả lời:

Qua thí nghiệm dùng 2 ống cao su dài ngắn khác nhau, dù phễu dể ở phía nào thì ta cũng có cảm giác âm phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn (Thí nghiệm này thì học sinh có thể tự làm và cho nhận xét về kết quả).

0