25/05/2018, 17:12

CHÔM CHÔM THÁI

Chôm chôm là cây trồng có tuổi thọ cao, năng suất và đe lại hiệu quả kinh tế. Chôm chôm có nguồn gốc từ Thái Lan đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng này còn có tên là chôm chôm rong-riêng. Cây chôm chôm rong-riêng này có sức sống rất mạnh, sau ...

Chôm chôm là cây trồng có tuổi thọ cao, năng suất và đe lại hiệu quả kinh tế. Chôm chôm có nguồn gốc từ Thái Lan đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng này còn có tên là chôm chôm rong-riêng. Cây chôm chôm rong-riêng này có sức sống rất mạnh, sau khi thu hoạch cây rất nhanh cho ra đọt non, lại ít tốn chi phí vào phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời cây dễ ra hoa và đậu quả, mau cho thu hoạch. Hiện nay quả chôm chôm rong-riêng đang được thị trường tiêu thụ mạnh với giá cao. Giống chôm chôm này có quả khá lớn, trọng lượng từ 50-70 gram/quả, cơm dày, dóc hạt, hạt dẹt rất nhỏ, khi chín râu ở vỏ quả có màu xanh, vỏ có màu đỏ, xen chấm vàng rất hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc điểm nổi bật của giống chôm chôm này là không có hiện tượng nứt quả khi có mưa như các dòng chôm chôm khác hiện nay.

LAN

* Khoảng cách: Cây chôm chôm được trồng theo khoảng cách thích hợp là 10 m x 10 m, hoặc trồng dày hơn 8mx 8 m hay 9m x 9 m nếu đất có độ phì thấp.
* Chuẩn bị hố trồng:
- Hố trồng đào theo kích thước 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên.
- Sau đó mỗi hố tiến hành bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.
* Trồng cây:
- Dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon để bỏ đi lớp bọc, sau đó đem cây đặt vào hố trồng.
- Dùng tay lấp và ém chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây.
- Sau khi trồng cây phải làm bồn đường kính 1-1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài.
* Cắt tỉa cành:
- Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây.
- Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 60 cm đến 70 cm. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khỏe mập mọc cách xa nhau vừa phải.

 

* Bệnh đốm mốc:
- Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Meliola commixta
- Trị bệnh: có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng hoặc phun bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/8 lít.
* Bệnh đốm bồ hóng:
- Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen. Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.
- Phòng trị: Dùng thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.
* Rệp sáp:
- Rệp sáp gây hại làm quả phát triển kém, râu quả ngắn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của quả. Ngoài ra, còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của quả.
- Phòng trị: Thu hái những quả bị hại nặng đem tiêu hủy, dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate...
* Bệnh phấn trắng:
- Oidium sp, Nguyên nhân do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp. Gây hại trên hoa, trái nơi bệnh có đốm phấn màu trắng xám, đen. Bệnh tấn công trên trái non và cả trái đã lớn bị một lớp phấn trắng bao phủ sau đó chóp gai trái bị đổi màu đen, lan dần làm cả trái bị khô đen. Trái bị bệnh kém phát triển cơm nhỏ hoặc lép.
- Phòng trị: Phun thuốc sớm để bảo vệ bông và trái non bằng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc Kumulus, Anvil, Tilt theo nồng độ khuyến cáo.

 

0