25/05/2018, 17:13

CÂY MÍT RUỘT ĐỎ

MÍT RUỘT ĐỎ Mít ruột đỏ là giống cây mít có xuất xứ từ Thái Lan. Mít ruột đỏ có múi khi ăn có mùi thơm dễ chịu như hương va ni, vị ngọt thanh rất vừa, cùi dai, dày. Ban đầu múi mít màu cam hơi đậm, càng để chín thì mít càng đỏ đậm hơn và vị ngọt hơn nhưng độ dai bớt đi, ...

MÍT RUỘT ĐỎ

Mít ruột đỏ là giống cây mít có xuất xứ từ Thái Lan. Mít ruột đỏ có múi khi ăn có mùi thơm dễ chịu như hương va ni, vị ngọt thanh rất vừa, cùi dai, dày. Ban đầu múi mít màu cam hơi đậm, càng để chín thì mít càng đỏ đậm hơn và vị ngọt hơn nhưng độ dai bớt đi, không còn được như lúc đầu.
Một quả mít ruột đỏ khi chín trung bình nặng khoảng 7 - 15kg. Mỗi năm 1 cây trung bình cho ra 160 - 200kg quả. Giống mít ruột đỏ lại là giống mít cho quả sớm chỉ sau khi trồng khoảng 18 tháng. Hơn nữa, giống cây này lại khá dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, và it sâu bệnh hại cây.
Chính vì vậy mít ruột đỏ đem lại năng suất cao, là cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế gia đình.

MÍT RUỘT ĐỎ

- Cự ly trồng: mít ruột đỏ có cự ly trồng thích hợp nhất là cây cách cây và hàng cách hàng đều 4m, và trồng xen kẽ.

- Hố trồng: đường kính miệng hố khoảng 0,8m, đáy hố có đường kính 0,6m và độ sâu khoảng từ 0,6 - 0,7m. Phần đất mặt hố trồng (từ 0,3-0,4m) cần trộn với phân chuồng đã hoai, trước khi trồng nên bón lót thêm phân hữu cơ vi sinh.

- Bón phân: Từ 7-10 ngày sau khi trồng nên bón thúc 50g phân urê và 50g phân lân cho mỗi gốc mít; khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp urê và lân xuống đáy rãnh và lấp đất lại. Phải tưới đậm nước sau khi bón phân để đủ hòa tan phân cho cây hấp thụ, 3-4 ngày sau phải tưới đậm lại một lần nữa; đậy gốc mít bằng rơm hoặc cỏ khô.

- Từ 10-15 ngày sau khi trồng nên bón thuốc dưỡng rễ cho cây. Khi trồng cây mít ruột đỏ nên lưu ý, đây là loại cây trồng mau cho trái và cho trái quanh năm, vì vậy chúng đòi hỏi phải có sự đầu tư và chăm sóc đúng mức khi trồng để tăng năng suất quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

MÍT RUỘT ĐỎ


* Bệnh thối gốc chảy nhựa:
- Bệnh này hay xảy ra tại các vườn mít có độ ẩm ướt quá cao, bên cạnh đó lại có nhiều loại sâu hại chích và hút nhựa cây, từ đó gây ra những vết thương trên gốc cây, thân cây và là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytopthora xâm nhập vào.
– Bệnh thường có biểu hiện ở vùng gốc, xuất hiện nhiều vết loét, có nước dịch chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối thành từng mảng lớn, bề mặt thân cây ẩm ướt và bị thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường là khi phát hiện ra bệnh thì bệnh cây đã ở tình trạng khá nặng, khó chữa trị.
– Phòng bệnh: trồng cây trên vùng đất cao ráo, có khả năng thoát nước tốt.
– Trị bệnh: có thể dùng một số loại thuốc hóa học để phun xịt xử lý như Ridomyl, Aliette.


* Sâu, rầy, rệp
– Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa cành và lá non, quả non, từ đó làm lá quăn queo, cây phát triển kém, chậm lớn, quả bị dị hình. Tạo điều kiện cho nấm đốm bồ hóng tấn công, khiến khả năng quang hợp của cây giảm và quả không đẹp. Trồng ở nơi cao ráo thì rệp sáp sẽ tấn công cây ở phần gốc và rễ.
– Có thể dùng các loại thuốc hóa học như: Bassan 50 EC hay Supracide 40 EC,…để xử lý sâu, rầy và rệp khi chúng ở mật độ cao.

 

 

0