17/07/2018, 15:29

Cây lược vàng là gì?

Cây lược vàng vốn là cái tên không mấy xa lạ trong dân gian, vì vừa được trồng làm cây cảnh vừa được lan truyền là cây thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh. Vậy thực hư như thế nào? Loại cây này có thực sự tốt như mọi người vẫn truyền tai nhau. Bài viết dưới đây caythuocdangian.com sẽ làm rõ ...

Cây lược vàng vốn là cái tên không mấy xa lạ trong dân gian, vì vừa được trồng làm cây cảnh vừa được lan truyền là cây thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh. Vậy thực hư như thế nào? Loại cây này có thực sự tốt như mọi người vẫn truyền tai nhau. Bài viết dưới đây caythuocdangian.com sẽ làm rõ những công dụng mà cây mang lại.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây lược vàng là gì?

Còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan voi, cây bach tuộc, giả khóm, lan rủ, rai lá phất dủ. Tên khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae).

cây lược vàng

Mô tả

Là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, sống lâu năm. Thân cao từ 15-40cm, thẳng đứng, có một số thân bò ngang trên mặt đất, có nhánh và chia đốt. Đốt ở phía thân dài từ 1-2cm, ở nhánh dài tới 10cm.

Lá mọc so le, lá đơn, phiến lá thuôn dài hình ngọn giáo, dài 15-20cm, rộng 4-5cm, nhẵn, mọng nước. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới, lá có màu tím ở những cây có nhiều ánh sáng, bẹ lá ôm khít lấy thân. Mép lá nguyên khi lá già thường ngả vàng, gân lá song song.

Hoa hợp thành xin, mọc thành chùm. Cụm hoa không cuống gồm 6-12 bông. Hoa có màu trắng, có cuống hoa dài 1mm. Lá bắc của cụm hoa có hình vỏ trấu, màu vàng. Lá bắc của hoa thì có hình lòng thuyền, phần dưới trắng, phần trên xanh, có lông mịn.

Tràng hoa có ba thùy, hình trứng, màu trắng, mép nguyên. Nhị sáu, chỉ nhị dài 1,5mm phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, ba ô, cao khoảng 0,5mm, vòi nhụy hình trụ, núm nhụy hình chồi.

lá lược vàng khô

Phân bố và thu hái

Có nguồn gốc từ Mexico sau đó sang Nga rồi đến Việt Nam. Cây được trồng nhiều và phổ biến trên toàn nước. Ban đầu chỉ được sử dụng làm cây cảnh, sau đó mới được sử dụng làm thuốc.
Bộ phận sử dụng là toàn cây, được thu hái tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Cây lược vàng có chứa các loại lipid như: triacyglyceride, digalactosygleceride và sulfoliquid. Các axit béo như paraffinic, olefinic. Ngoài ra còn có axit hữu cơ, sắc tố carotene, chlorophyl, phytosterol, vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng như sắt, crom, đồng. Các hợp chất như flavonoid, quercetin, kaempferol isoorientin.

Trong đông y, cây lược vàng có tính mát, ít độc, có thể sử dụng toàn cây để làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu viêm và chữa ho.

Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng

1. Chữa bệnh mẩn ngứa: Dùng lá lược vàng nhai nuốt nước, còn bã chà xát vào chỗ mẩn ngứa.

2. Chữa sưng chân răng và nước răng: Lấy lá lược vàng nhai kĩ, nuốt nước, dùng bã đặt vào chân răng và ngậm một lúc. Làm liên tục mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.

3. Trị vết côn trùng cắn: Dùng một nắm lá lược vàng nhai nuốt lấy nước và dùng bã đắp vào chỗ sưng tấy nhiều lần.

4. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Lấy 2 lá lược vàng rửa sạch vắt lấy nước uống, uống mỗi ngày 3 lần và dùng liên tục trong 2 tuần sau đó ngừng 1 tuần rồi lại tiếp tục liệu trình mới.

5. Trị vẩy nến: Mỗi ngày lấy 6 lá lược vàng rửa sạch, giã nát vắt lấy nước chia làm 3 lần uống trước bữa ăn nửa tiếng.

6. Chữa bệnh nóng gan, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng: Lấy 2 lá lược vàng và 7-9 lá mồng tơi, rử sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt,uống vào mỗi buổi tối sau khi ăn. Liệu trình 5-7 ngày.

7. Chữa bệnh gút: Lấy một lượng vừa đủ cây lược vàng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi đun nước uống thay trà.

8. Chữa bệnh trĩ: Lấy vài nhánh lá lược vàng rửa sạch, giã nhuyễn cùng một vài hạt muối, sau đó đắp lên hậu môn rồi băng lại. Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau, tháo băng và rửa sạch.

9. Chữa bệnh xơ gan cổ trướng: Dùng lá lược vàng rửa sạch giã nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi trộn với 5 giọt giấm chuối rồi uống, uống liên tục trong vòng tháng hoặc dùng 50g lá lược vàng và 50g cây bòng bong ngâm với một ít rượu trắng trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa canh nhỏ.

10. Chữa ho han kéo dài: Lấy một nắm lá lược vàng rửa sạch nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã.

11. Giảm vết sưng tấy do giời leo: Lấy lá lược vàng rửa sạch ép lấy nước bôi lên vết thương hoặc dùng bã chà sát nhẹ lên vết thương.

12. Chữa bệnh đau lưng: Lấy lá lược vàng ngâm với rượu rồi dùng để xoa bóp bên ngoài hoặc uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 1/3 chén con.

cây lược vàng ngâm rượu

Cách dùng cây lược vàng

1. Dạng dầu: Lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm với dầu oliu trong 3 tuần. Sau đó trộn chung cả hai và lọc qua màn, cất hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh và bảo quản chỗ mát.

2. Dạng thuốc mỡ: Lấy toàn cây lược vàng cắt nhỏ, nghiền nát rồi trộn với vaselin theo tỉ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín bảo quản nơi thoáng mát.

Với 2 cách bào chế trên có thể dùng để trị các bệnh ngoài da hoặc dùng để xoa bóp, chữa các chứng đau nhức xương khớp hoặc giảm đau toàn thân.

3. Ngâm rượu: Dùng một đoạn thân cây lược vàng(thường có 12 đốt trở lên) rửa sạch, thái mỏng rồi ngâm với rượu trắng. Bảo quản trong 10 ngày ở nơi thoáng mát.

Cách uống: Uống rượu ngâm lược vàng trước bữa ăn 30 phút mỗi lần uống 25 giọt và uống trong 10 ngày sau đó ngưng 7 ngày và rồi uống tiếp.

Lưu ý

Không ngậm rượu cây lược vàng vì men răng sẽ bị bào mòn do lớp men tác dụng với axit có trong rượu thuốc.

Tác dụng phụ mà loại cây này là gây tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng và phát ban, thậm chí sưng phù với những người có hệ miễn dịch yếu và dễ dị ứng.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng mà chưa hỏi ý kiến của thầy thuốc về liều lượng và cách sử dụng thích hợp với cơ địa của mỗi người.


0