22/07/2018, 21:52

Cây chà là là gì?

Chà là có chứa rất nhiều vitamin cần thiết và bổ sung năng lượng cho cơ thể, tốt cho người già, phụ nữ mang thai, những người lao động nặng và cả trẻ em. Ngoài ra, còn là một vị thuốc quý dùng trong chữa bệnh, bảo vệ tim mạch và các tế bào khỏi gốc tự do,… Bài viết dưới đây, ...

Chà là có chứa rất nhiều vitamin cần thiết và bổ sung năng lượng cho cơ thể, tốt cho người già, phụ nữ mang thai, những người lao động nặng và cả trẻ em. Ngoài ra, còn là một vị thuốc quý dùng trong chữa bệnh, bảo vệ tim mạch và các tế bào khỏi gốc tự do,… Bài viết dưới đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng của cây.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây chà là là gì?

Còn có tên gọi khác là Chà là núi, Muồng Muồng. Tên khoa học là Phoenix humilis Royle, thuộc họ Cau (Arecaceae).

cây chà là

Mô tả

Cây có thân thẳng đứng cao 2-3m, có thân bồ. Lá moc tập trung ở phần đỉnh, hình cong, dài khoảng 80cm, các phiến lông chim gập lại thành 2 trên suốt chiều dài lá, đến cuối lá là một mũi nhọn. Lá chét dưới biến thành gai ngắn, có gân nhưng không rõ.

Hoa là hoa đơn tính, không tự thụ phấn mà nhờ ong bướm và gió thụ phấn hộ. Hoa nhỏ, có màu kem và nâu trộn lẫn nhau, gồm có 4 cánh nhọn, mọc thành cụm dài trên 15cm.

Quả mọng có hình bầu dục, dài 3-7cm, đường kính 2-3cm. Quả chuyển từ màu vàng sang màu hổ phách, màu đỏ, đến nâu nhạt khi chín, màu quả còn tùy thuộc vào giống cây. Bên ngoài quả là một lớp vỏ mỏng, bên trong là phần thịt có màu trắng xốp, bao quanh lấy một hạt có màu nâu nhạt. Hạt dài khoảng 10mm, rộng 5mm, có răng ở một mặt.

quả chà là

Phân bố và thu hái

Cây chà là có nguồn gốc từ các vùng đất Địa Trung Hải, bên bờ sông Nile. Ngày nay, cây được trồng phổ biến hơn ở các nước như Mỹ, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma và Việt Nam.

Một số tỉnh thành trồng nhiều loại cây này như Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

Bộ phận sử dụng là quả. Cây trồng được 5-7 năm thì sẽ cho quả. Chà là thu hoạch khi chín cây, làm sạch và để khô trên cành.

Thành phần hóa học

Trong 100g chà là có chứa: cacbohydrat 57g, đạm 3g, chất béo nhỏ hơn 1%, nưng lượng 227kcal, chỉ số GI cao. Với 10 quả chà là cỡ vừa cung cấp khoảng 25% nhu cầu chất xơ và 600mg kali, tương đương với 15% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Chà là còn chứa nhiều potassium, magnesium, canxi, sắt, selenium, kali, các sinh tố nhóm B và rất nhiều chất xơ. Hàm lượng đường khá cao, khoảng 5-0-70% nên khi ăn khá ngọt.

Tác dụng của cây chà là

1. Làm giảm lượng cholesterol trong máu: Chứa một hàm lượng chất xơ cao nên chà là có tác dụng kiểm soát lượng đường và cholesterol, loại bỏ các cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng chống các cơn đột quỵ.

2. Giảm cân: Tuy có lượng đường cao nhưng lại không gây béo phì, kèm theo giàu chất xơ, chà là tạo cảm giác no lâu và không cảm thấy thèm ăn. Ngoài ra, lượng chất béo rất thấp nên sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những người béo phì và thừa cân.

3. Tốt cho tim mạch: Hàm lượng kali cao và lượng natri thấp giúp điều chỉnh nhịp tim và giữ huyết áp ổn định. Hơn nữa, magie có trong chà là hỗ trợ hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về chức năng tim mạch.

4. Làm dịu cảm giác khó chịu sau khi uống rượu bia: Ngâm chà là trong cốc nước khoảng 2-3 giờ cho mềm. Sau đó, nghiền chà là trong nước và bỏ hạt rồi uống. Một cốc nước chà là sẽ giải độc và giải phóng các độc tố từ gan do uống rượu bia.

5. Hỗ trợ bệnh thiếu máu: Sắt có trong quả chà là tương đối cao, sẽ hỗ trợ sản xuất hemoglobin, từ đó điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, chà là rất giàu vitamin C giúp việc hấp thụ chất sắt tốt hơn cho cơ thể. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 quả chà là cùng với một cốc sữa ấm để bổ sung sắt hiệu quả.

6. Cung cấp năng lượng tích cực: Các loại đường tự nhiên như fructose, glucose và sucrose sẽ tăng cường năng lượng tức thời bất kỳ khi ăn chà là.

công dụng của chà là

7. Tốt cho phụ nữ có thai: Chất xơ trong chà là có thể giúp chống táo bón trong thời kì mang thai. Việc bổ sung lượng đường từ trái cây trong ngày sinh sẽ làm tăng năng lượng cho cơ thể yếu ớt của mẹ, tăng cường các cơ tử cung giúp em bé dễ chào đời đồng thời kích thích hormone tiết sữa.

8. Hỗ trợ chức năng thần kinh: Hàm lượng cao vitamin B và kali trong chà là có tác dụng thúc đẩy chức năng và sức khỏe của hệ thần kinh, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

9. Chống oxy hóa: Với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh, vừa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do vừa giảm viêm khớp và kiểm soát các cơn đau ở các khớp xương. Đồng thời, cải thiện tình trạng da, chống lão hóa da hiệu quả.

10. Tốt cho xương: Lượng canxi, kali và magie cao giúp phòng ngừa các bệnh loãng xương, giúp xương chắc khỏe.

Lưu ý

Ngoài ăn chà là sấy khô trực tiếp hay làm mứt, còn có thể thưởng thức chà là qua một vài món ăn kết hợp sau:

1. Salad chà là: Cắt đôi quả chà là tươi, bỏ hạt, rồi trộn cùng với một số loại rau khác như xà lách, dưa chuột, rau mầm…, trộn dầu oliu với nước cốt chanh tươi và thêm chút ga vị vừa ăn. Đây là món ăn hợp lý cho những người ăn kiêng và béo phì.

2. Chè chà là hạt sen: Lấy chà là khô hoặc tươi, bỏ hạt, rong biển, hạt sen, hạt chia, phổ tai. Đem ngâm phổ tai và rong biển cho mềm. Nấu chà là, hạt sen, đường phèn với nước cho hạt sen chín mềm, chà là ra bớt vị ngọt. Sau đó cho phổ tai và rong biển vào đun thêm 5 phút nữa là được. Khi ăn có thể cho thêm hạt chia, đợi hạt nở hết rồi khuấy đều là ăn được. Món chè này vừa giải nhiệt vừa có tác dụng an thần rất tốt.

3. Bánh chà là: Chà là cắt nhỏ trộn cùng với bột làm bánh, thêm trứng gà, đường và sữa, rồi nướng chín vàng. Bánh còn có thể cho trẻ ăn vặt để kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.


0