24/06/2018, 16:42

Câu hỏi ôn tập bài 11: Văn hóa truyền thống Đông Nam Á – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các quốc gia ở Đông Nam Á. Gợi ý làm bài – Tôn giáo: + Hinđu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ đã được truyền bá vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Thời kì đầu, Hinđu giáo có phần thịnh hành hơn. Từ thế kỉ XIII, ...


Câu 1. Trình bày ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các quốc gia ở Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

–             Tôn giáo:

+ Hinđu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ đã được truyền bá vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Thời kì đầu, Hinđu giáo có phần thịnh hành hơn. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á.

+ Nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.

– Văn tự và văn học:

+ Chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm, vào khoáng những thế kỉ đầu công nguyên. Trên cơ sở chữ Phạn, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như: chữ Chăm cổ thế kỉ IV, chữ Khơime cổ và chữ Mã Lai cổ thế kỉ VII, chữ Thái cổ thế kỉ XIII,…

+ Sự truyền bá chữ Phạn đã tạo điều kiện cho cư dân Đông Nam Á sớm tiếp xúc nền văn học chính thống, dòng văn học viết.

+ Dòng văn học viết Đông Nam Á khòng chỉ tiếp thu văn học Ẫn Độ về mẫu tự, mà cá vệ đề tài và thể loại.

+ Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử Phật giáo, phát triển mạnh ở Đông Nam Á.

–              Kiến trúc và điêu khắc:

+ Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo). Một số di tích kiến trúc nổi tiếng: Thấp Chăm (Việt Nam), Bô-rô-bô-đua (In-do-ne-xi-a), Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), Suê Đa-gôn (Chùa Vàng -Mi-an-ma),…

+ Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này đã nói lên ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tương Ấn Độ.

Câu 2. Nêu những thành tựu chủ yếu về kiến trúc và điêu khắc của các dân tộc Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

–             Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.

–            Một số di tích kiến trúc nổi tiếng: Thấp Chăm (Việt Nam), Bô-rô-bô-đua (In-do-ne-xi-a), Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), Suê Đa-gôn (Chùa Vàng i Mi-an-ma),.,.

–              Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này đã nói lên ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tượng Ấn Độ, sự sáng tạo và nét độc đáo của các nghệ sĩ Đông Nam A.

–              Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á được thể hiện chủ yếu ở hai loại:.tượng tròn và phù điêu. Tất cả đều hòa quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử r Văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á, mà của cá nhân loại.

Câu 3. Trình bày các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á. Phật giáo có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội các quốc gia Đông Nam Á?

Gợi ý làm bài

a) Các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á:

*             Tín ngưỡng:

–   Ở giai đoạn phát triển đầu tiên, trước khi Hin-đu giáo, Phật giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này, các cư dân Đông Nam Á đã tôn sùng nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thủy: thờ cúng tổ tiên, thờ các thần (thần Núi, thần Sống, thần Lửa, thần Đất).

– Gắn liền với nghề trồng lúa, tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi, nảy nở… cũng rất phát triển ở Đông Nam Á.

Các hình thức sinh thực khí nam, nữ được cách điệu hóa trên mặt trống đồng Đông Sơn, các cặp nam, nữ trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, tục thở Lin-ga và Y-ô-ni của người Chăm, người Khơ-me,… ít nhiều đều phản ánh tín ngưỡng phồn thực của một xã hội nông nghiệp.

*             Tôn giáo:

–               Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á như Hinđu giáo, Phật giáo. Trong thời kì đầu Hinđu giáo có phần thịnh hành hơn. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á.

–             Từ khoảng thế kỉ Xii – XIII, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á. Cuối thế kỉ XIV  đầu thế kỉ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số nước thuộc khu vực này.

–              Khi người phương Tây có mặt ở Đông Nam Á, đạo Kitô xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này.

b) Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội các quốc gia Đông Nam Á:

Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử Phật giáo, phát triển mạnh.

–               Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đởi sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.

+ Các tổ chức sư tăng cũng như Nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục.

+ Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là một trung tâm văn hóa, là hình tượng về chấn – thiện -i mĩ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng.

Câu 4. Cho biết vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội các quốc gia Đông Nam Á. Nêu ảnh hưởng của Phật giáo vào Đại Việt trong các thế kỉ X – XV.

Gợi ý làm bài

a) Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội các quốc gia Đông Nam Á:

–           Phật giáo truyền bá vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên.

– Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử Phật giáo, phát triển mạnh.

–           Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của CƯ dân Đông Nam Á.

+ Các tổ chức sư tăng cũng như Nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục.

+ Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là một trung tâm văn hóa, là hình tượng về chân thiện  mĩ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng.

b) Ảnh hưởng của Phật giáo vào Đại Việt trong các thế kỉ X – XV:

–              Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng, ngày càng thấm sâu hơn vào đời sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng.

–             Nhiều nhà sư thức thời như Ngô Chấn Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Một số vị vua thời Lý, Trần đã tìm đến Phật giáo.

– Theo sử cũ, “Vua Lý Thái Tổ khi mới lên ngôi, đã cấp độ điệp cho hàng nghìn người ở kinh sư làm tăng”.

–              Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi. Bia chùa Linh Xứng (Thánh Hóa) cổ đoạn viết: “Hễ những núi cao cảnh đẹp đều mà mang để dựng chùa chiền”. Lê Quát sống vào cuối thời Trần nhận xét: “Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu, phủ… hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…

Câu 5. Chứng minh rằng nền văn hóa Đông Nam Á mang tính đa dạng, phong phú.

Gợi ý làm bài

Nền văn hóa Đông Nam Á mang tính đa dạng, phong phú.

a) Tín ngưỡng và tôn giáo:

Tín ngưỡng:

+ Ở giai đoạn phát triển đầu tiên, trước khi Hin-đu giáo, Phật giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này, các cư dân Đông Nam Á đã tôn sùng nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thủy: thờ cúng tổ tiên, thờ các thần (thần Núi, thần Sông, thần Lửa, thần Đất).

+ Gắn liền với nghề trồng lúa, tín ngưởng phồn thực với những nghi thức cầv mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sối, náy nở,… cũng rất phát triển ( Đông Nam Á. Các hình thức sinh thực khí nam, nữ được cách điệu hóa ưên mặ trống đồng Đông Sơn, các cặp nam, nữ trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, tục thi Lin-ga và Y-ô-ni của người Chăm, người Khơ-me,… ít nhiều phân Ánh tí ngưỡng phồn thực của một xã hội nông nghiệp.

–             Tôn giáo:

+ Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ vắ Trung Quốc bắt đầu du nhập và ánh hưởng tới đởi sống văn hóa tinh thần của các dâ tộc Đông Nam Á như Hinđu giáo, Phật giáo. Trong thời kì đầu, Hinđu giáo c phần thịnh hành hơn. Người ta thở thần Bra-mia (thần Sáng tạo), Vi-snu (thầ bảo hộ) và SiIVa (thần Hủy diệt), tạc nhiều tượng và xây dựng nhiều đền thấp theo kiểu kiến trúc Hin-đu.

+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử Phật giáo phát triển mạnh. Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.

+ Từ khoảng thế kỉ Xii -XIII, theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á, trước tiên là ở một số nước hải đáo. Cuối thế kỉ XIV , đầu thế kỉ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số nước thuộc khu vực này.

+ Khi người phương Tây có mặt ở Đông Nam Á, đạo Kitô xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này

b) Văn tự và văn học:

-Văn tự:

+ Trên cơ sở chữ Phạn, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như: chữ Chăm cổ thế kỉ IV, chữ Khơ-me cổ và chữ Mã Lai cổ thế kỉ VII, chữ Thái cổ thế kỉ XIII,…

+ Việc sáng tạo ra chữ viết và cải tiến nó của các cư dân Đông Nam Á không phải là sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình lao động công phu và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.

–             Văn học:

+ Ở Đông Nam Á, hàng chục thế kỉ trước khi nền văn học viết ra đời, ở đây đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc. Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại.

  • Những truyện thần thoại (như Pu Nhơ – Nha Nhơ của người Lào, Đẻ đất, đẻ nước của người Thái,…), truyền thuyết (Khun Bo-om, Quá bầu,…), truyện cổ tích {Núi chàng núi thiếp, Chàng Tức Khức, Cô gái hiếu thảo,…)… Nội dung của những truyện này thường gắn liền với quá trình tạo dựng thế giới và vũ trụ với lịch sử hình thành các bản, lang và các vương ‘quốc cổ.
  • Các truyện cười (Sư xơi gan trâu, Xiêng Miêng, Thơ Mênh Chây truyện ngụ ngôn (Cào cào đọ sức với Khỉ, Quan tòa Thỏ …)không chỉ có tác dụng giải trí lành mạnh, mà còn có ý nghĩa răn đời, đấu tranh chống những thói hư lạt xấu chế nhạo vua quan và các tầng lớp sư sãi.
  • Thơ ca dân gian (bao gồm những bài ca dao, những bài hát dân ca,…), tục ngữ phản ánh những tình cảm của con người với thiên nhiên, với cuộc sống và với cả cộng đồng.

+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh hơn và dần dần trô thành nền văn học của toàn dân tộc. Văn học viết Đông Nam Á hình thành trên cơ sở văn học dân gian và văn học nước ngoài.

Dòng văn học viết Đông Nam Á không chỉ tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Hoa về mẫu tợ, đề tài và thể loại. Đó là những bản văn khắc trên bia đá được tìm thấy ở hầu khắp các nước trong khu vực, những bản trưởng ca (Thao Hùng, Thao Thương Xỉn Xay ) truyện thơ (Riêm Kê, Tum Tiêu…) kịch thơ (NÀng Ka Kây,…), sử thi (ni-tan…)

+ Giai đoạn đầu, dòng văn học viết phát triển chủ yếu trong giới quý tộc, quan lại, vì thế được coi là văn học chính thống, cao quý, bác học hay còn gọi là văn học cung đình. Song, trong quá trình phát triển, dòng văn học viết có xu hướng dần trở về với dân tộc. Bên cạnh những đề tài, những “điển tích văn học” được khai thác từ nước ngoài, những tác phẩm khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Dòng văn học viết bằng tiếng dân tộc phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế dần cho dòng văn học bằng tiếng vay mượn. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, Văn học viết có xu hướng tìm về với văn học dân gian. Văn học dân gian đã có tác dụng làm nền tấng cho văn học viết hình thành và ngược lại văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.

c) Kiến trúc và điêu khắc:

–        Kiến trúc:

+ Kiến trúc Đông Nam Á chịu ánh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo,

+ Thế kỉ X, những di tích kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á: khu di tích Mý Sơn của người Chăm ở Việt Nam, tổng thể kiến trúc Bốirôibuiđua ở In-do-ne-xi-a,…

+ Thế kỉ X i XIII, di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất Đông Nam Á là khu đền Ăngico ở Camipuichịa. Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ Xii và Ăngico Thom được xây dựng dưới thời GiayiaIVácimẤn VII (thế kỉ XIII).

+ ở Mi-an-ma, chỉ riêng khu di tích Pa-gan hiện nay còn hơn 5000 ngôi chùa, tháp lớn nhỏ nằm rái rác trên bờ sông I-ra-oa-đi. Ngôi chùa Suê Đa-gôn (hay chùa Vàng) đồ sộ, xứng đáng là biểu tượng của đất nước Mi-an-ma giàu đẹp với những con người vị tha, yêu đời, giàu mơ ước.

–            Điêu khắc:

+ Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này đã nói lên ánh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tượng Ấn Độ, sự sáng tạo và nét độc đáo của các nghệ sĩ Đông Nam Á.

+ Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á được thể hiện chủ yếu ở hai loại: tượng tròn và phù điêu. Tết cá đêu hòa quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử i văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á, mà của cá loài người.

Câu 6. Dựa vào kiến thức đã học, hãy:

a) Kể tên bốn công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á thời phong kiến. Kiến trúc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc nào? Tại sao?

b) Cho biết di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á từ thế kỉ X – XIII là di tích nào? Tại sao?

Gợi ý làm bài

a) Kế tên bốn công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á thời phong kiến. Kiến trúc ở Đông Nam Á chịu ánh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc nào? Tại sao?

*             Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á, cố thể kể đến như:

–               Khu di tích Mý Sơn của người Chăm ở Việt Nam.

–              Tổng thể kiến trúc Bố rô-bu-đua ở In-do-ne-xi-a.

–               Khu đền ăng co (Ăng-co Vát, Ăng co Thom) ở Cam-pu-chia.

–               Chùa Suê Đa-gôn (hay chùa Vàng) ở Mi-an-ma.

–               Thạt Luổng ở Lào,…

*             kiến trúc Đồng Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo kiến trúc Hồi giáo, vì:

–               Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu du nhập và ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á như Hinđu giáo, Phật giáo.

+ Trong thời kì đầu, H1nđu giáo cổ phần thịnh hành hơn. Người ta thở thần Bra-mia (thần Sáng tạo), Vi-snu (thần Báo hộ) và SiIVa (thần Hủy diệt), tạc nhiều tượng và xây dựng nhiều đền thấp theo kiểu kiến truc Hiniđu.

+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là một trung tâm văn hóa, là hình tượng về chân – thiện – mĩ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng.

–             Từ khoảng thế kỉ Xii -XIII, theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á. Đến cuối thế kỉ XIV i đầu thế kỉ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số” nước thuộc khu vực này. Nhiều công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo đã được xây dựng ở các nước Đông Nam Á.

b) Di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á từ thế kỉ X i XIII là khu đền Ăng- co ở Cam-pu-chia, vì:

– Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ Xii và Ăng-co Thom được xây dựng dưới thời Giay-a-Vác-man VII (thế kỉ XiiỊ). Tháp Bay-on trong khu đền Ăngico Thom đã trở nên nổi tiếng bài những hình chấn dung mặt người đồ sộ, những nụ cưởi đầy bí ẩn, bài những bức phù điêu tá lại cánh Giay-a-Vác-man VII đánh thủy quan Cham-pa sối nổi và sinh động, những hình ảnh nữ thần Áp- sa-ra mềm mại, uyển chuyển, đầy sức sống.

–              Giá trị nghệ thuật của khu đền Ăng-co còn ở sự hài hòa giữa điêu khắc và kiến trúc. Ở đây, điêu khắc không chỉ tô điểm mà còn hòa quyện vào các thành phần kiến trúc, là ngôn ngữ, là âm điệu của kiến trúc. Vì thế, khu đền Ăng-co tuy đồ sộ vẫn không gây một ấn tượng lạnh lẽo, trang nghiêm.

Câu 7. Trên cơ sở hiểu biết về nghệ thuật kiến trúc i điêu khắc của Ấn Độ và Đông Nam Á thời phong kỉến, em hãy:

a) Nêu những thành tựu cơ bản của kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á.

b) Lập bảng so sánh điểm khác nhau của hai loại hình nghệ thuật trên của Ấn Độ và Đông Nam Á.

Gợi ý làm bài

a) Những thành tựu cơ bản của kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á

*             Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ:

–               Kiến trúc:

+ Tiêu biểu là nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ rất lớn, đẹp và kì vĩ như chùa hang (làm bằng cách đục đẽo hang đá thành những ngôi chùa rất kì vĩ, rất đẹp và rất lớn), những ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.

+ Tiêu biểu là  kinh đô Đê-ti, lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đời Thành Đỏ (Là Ki-la) “được xem là thiên đàng trên trần thế”.

–               Điêu khắc:

+ Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hinđu giáo với phong cách rất độc đáo.

+ Tiêu biểu là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá hoặc trên đá; rất nhiều tượng thần được tạc bằng đá hoặc bằng đồng để thở.

*             Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á:

–               Kiến trúc:

+ Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo, nhưng đã được “bản địa hóa” mang những phong cách riêng.

+Một số di tích tiêu biểu: khu di tích Mý Sơn của người Chăm (Việt Nam), tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua (In-do-ne-xi-a), Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), Suê Đa-gôn (chùa Vàng – ở Mi-an-ma), Thạt Luổng (Lào),…

– Điêu khắc:

+ Chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Hoa. Nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần.

+ Nghệ thuật điêu khắc được thể hiện chủ yếu ở hai loại: tượng tròn (tượng Phật), phù điêu (miêu tả Phật ở Bô-rô-bu-đua, vũ nữ Áp-sa-ra ở Ăng-co…).

b) Bảng so sánh điểm khác nhau của hai loại hình nghệ thuật trên của Ấn Độ và Đông Nam Á:

Ấn Độ Đông Nam Á
Kiến trúc Các công trình kiến trúc với quy mô đồ sộ, hoành trẤng, chất liệu xây dựng chủ yếu bằng đá. Chất liệu xây dựng các công trình đa dạng, phù hợp với nét thẩm mĩ của mỗi dân tộc. Chẳng hạn như, đền Ăngico bằng đá, chùa Vàng (Mi-an-ma) dát vàng, khu di tích Mý Sơn (Việt Nam) bằng gạch,…
Điêu khắc Điêu khắc Chủ yếu tạc tượng Phật, thần bằng đá hoặc bằng đồng với phong cách, kiểu dâng phong phú. Được thể hiện chủ yếu ở hai

loại: tượng tròn và phù điêu. Có

sự hòa quyện giữa kiến trúc và

điêu khắc.

Kết luận Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bài Ấn Độ. Tuy nhiên, kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á không phải là sự “rập khuôn”, mà cổ sự sáng tạo, mang nét riêng, nét độc đáo của mỗi dân tộc.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0