25/05/2017, 01:07

Cảm nhận về chương Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng – Văn mẫu lớp 12

Đánh giá bài viết Cảm nhận về chương Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Ngãi Vũ Trọng Phụng (1912-1939) được xem là ông vua phóng sự đất Bắc, là một tiểu thuyết gia đệ nhất, là một nhà trào ...

Đánh giá bài viết Cảm nhận về chương Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Ngãi Vũ Trọng Phụng (1912-1939) được xem là ông vua phóng sự đất Bắc, là một tiểu thuyết gia đệ nhất, là một nhà trào phúng bậc thầy. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng ông đã hoàn thành sự nghiệp của một thiên tài. Tác ...

Cảm nhận về chương Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Ngãi

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) được xem là ông vua phóng sự đất Bắc, là một tiểu thuyết gia đệ nhất, là một nhà trào phúng bậc thầy. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng ông đã hoàn thành sự nghiệp của một thiên tài. Tác phẩm của ông là những tiếng nói quyết liệt, phẫn uất với một xã hội vô nghĩa lý.

Tiểu thuyết Số đỏ là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông, đây là tiểu thuyết viết về đời sông thị dân trong cơn lốc Âu hóa, tác giả đã vạch ra cái văn minh dởm, cái lố lăng và bản chất bịp bợm, dâm ô, đểu cáng, bất nhân của xã hội thượng lưu cùng trưởng giả và thành thị. Nổi bật lên trong tiểu thuyết Số đỏ là đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, đoạn trích bằng nghệ thuật trào phúng, nhà văn đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng. Đoạn trích đã tạo được một mâu thuẫn trào phúng bao trùm lên, trên cơ sở đó nhà văn đã xây dựng nên những chân dung trào phúng đả kích thật thích đáng.

Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia là một nghịch lý đầy ý vị, chua cay. Tang gia là gia đình có tang, ở đây là đại tang tất phải đau thương, buồn thảm. Ấy vậy mà đám tang này lại hạnh phúc, cái gia đình tam đại đồng đường này khi cụ tổ tám mươi tuổi chết đã khiến cho lũ con cháu sung sướng lắm!. Tác giả đã xây dựng thành công một tình huống điển hình để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong cái gia đình trưởng giả ấy, vạch trần những cặn bã, những quái thai của cái xã hội dở ta dở tây ấy. Cha chết, ông chết, bọn con cháu vô tâm cũng sung sướng thỏa thích, đây là dịp hiếm có để khoe của, khoe giàu, phô cái sang ra cho thiên hạ biết. Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma, vân vân… Niềm vui tràn ngập tang gia ai cũng vui vẻ cả. Người con trai cả là cụ cố Hồng hút liền một lúc một chặp sáu mươi điếu thuốc phiện, hả hê lim dim đôi mắt.

Bữa nay, cha chết, cụ cố vui vẻ lắm, nhưng thằng bồi tiêm vẫn còn đếm được một nghìn tám trăm bảy hai câu gắt: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! trong cái dư vị êm ái của thuốc phiện. Cụ nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái giờ phút hạnh phúc nhất là lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải trầm trồ một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế, rồi ngạc nhiên chỉ trỏ: úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa. Con trai đã báo hiếu cha như vậy! Đó là một nét biếm họa thần tình. Tâm hồn sa đọa, đạo lý suy đồi đến cùng cực, từ cha đến con. Hai đứa cháu nội của cụ tổ xuất hiện giữa đám tang với bao nét kệch kỡm lố lăng, ông Văn Minh đi Tây du học sáu năm mà chẳng có một mảnh bằng nào cả, về nước hắn mở hiệu may để cổ vũ cho cái trò Âu hóa nhằm phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp. Ông nội mất, đứa cháu quý hóa này nhăm nhăm nghĩ đến chuyện chia gia tài, thích thú ra mặt vì cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa.

Còn cậu Tú Tân thì mở cờ trong bụng, được dịp trổ tài bấm lách tách mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến, lúc đưa tang cậu lăng xăng chạy lên chạy xuống để mình dàn cảnh, lúc hạ huyệt cậu đạo diễn bắt bẻ từng người cách chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt thế này thế nọ để cậu bấm máy. Cậu luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng như một tên hề. Tác giả đã phác họa đám ma cụ tổ bằng nhiều nét hoạt kê, châm biếm sâu cay cái dởm đời của bọn thượng lưu tha hóa.

Một đám ma to tát, một đám ma gương mẫu cũng chẳng qua là một đám rước sách. Có kiệu bát cống lợn quay đi lọng, có lốc bốc xoảng và du bích. Có nhiều vòng hoa, ba trăm câu đối và vài trăm người đi đưa. Thật đúng là một đám ma theo cả ba lối ta – Tàu -Tây. Bởi thế nên bầy con cháu hạnh phúc, còn người chết cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu. Lấy cái phi lý để vạch trần cái lố lăng, đồi bại là một nét cực kì sắc sảo, độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của tác giả. Có bao đám khách quý phái và trang trọng đến đưa ma cụ tổ, phụ nữ chiếm một nửa là trai thanh gái lịch, là bạn của cô Tuyết và bà Phó Đoan. Họ đến đưa ma là để cười tình với nhau, bình phẩm lẫn nhau, chê bai nhau, và cả hẹn hò nhau. Bọn mày râu, bạn của cụ cố Hồng đến đưa tang để khoe mẽ ngực đầy những huân huy chương của nước mẹ hay của bọn bù nhìn ban phát cho. Khi đặc tả bộ râu của đám quan khách này, nhà văn đã sáng tạo nên những chi tiết, ngôn từ và giọng điệu trào phúng chua cay. Một lối nói nhạo, chế giễu thật thân tình, trên mép và cằm của các ông trưởng giả khoe tài khoe đức ấy đếm đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, đen hoặc hung, lún phún hoặc rầm rậm.

Người đọc phải bấm bụng mà cười khi đọc đoạn văn miêu tả những bộ râu ấy. Đằng sau những bộ râu kia là những bộ mặt người tha hóa vô luân. Tác giả đã sử dụng sáng tạo thủ pháp phục bút khi tả sự xuất hiện của Xuân Tóc Đỏ. Cô Tuyết mặc bộ đồ ngây thơ đi mời trầu và thuốc lá quan khách với vẻ mặt buồn lãng mạn rất đúng với không khí của một nhà có đám. Cô vô cùng sung sướng khi thấy anh Xuân đã đến bên liếc mắt đưa tình để tỏ ý cảm ơn. Xuân Tóc Đỏ đã đến đưa đám một cách cực kì sang trọng, với sáu chiếc xe, với sư chùa Bà Banh, cùng sư cụ Tăng Phú. Hai vòng hoa lớn đã khiến cho cụ bà sung sướng kêu lên: Ấy! Giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!. Xuân chẳng giận ai lại còn đến phúng viếng rất to, làm cho đám ma cụ tổ trở nên danh giá hơn tất cả.

Tóm lại, qua toàn khung cảnh trong tác phẩm, tác giả Vũ Trọng Phụng đã thể hiện xuất sắc tài kể chuyện và nghệ thuật hoạt kê trong miêu tả. Cái tài của tác giả đã phóng đại bức chân dung biếm họa, những cảnh đời lố lăng theo thủ pháp nghệ thuật trào phúng khiến cho người đọc lẫn người nghe phải cười và cũng thấy được bao sự thật chứa đựng ở bên trong. Chuyện kể đầy kịch tính với bao sự phi lý đến ghê người đã lật tung mặt nạ của bọn đạo đức giả. Tiếng cười vang lên trong tác phẩm là tiếng cười châm biếm có giá trị tố cáo và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiếng cười ấy đã phơi bày tất cả những bản chất lố lăng xen lẫn sự đồi bại của cái xã hội nhuộm màu sắc Âu hóa kệch kỡm ấy.

Cảm nhận về chương Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng – Bài làm 2

  1. Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt.

  • Hạnh phúc của một tang gia chưa phải là trọn vẹn nhan đề mà Vũ Trọng Phụng đặt cho chương XV của tiểu thuyết Sổ đỏ. Nhan đề trọn vẹn là:

Hạnh phúc của một tang gia

Một đám ma gương mẫu

Văn Minh nữa cũng nói vào

Sách giáo khoa chọn ý Hạnh phúc của một tang gia để tạm làm nhan đề chung cho chương XV. Điều này cũng hợp lí vì ý tưởng phù hợp với nội dung và cảm hứng của cả chương.

  • Nhan đề của chương XV là một nhan đề bất ngờ.

Dọc toàn chương và cả tác phẩm thì đây là một. nhan đề sử dụng thủ pháp nói ngược và cường điệu rất phổ biến trong số đỏ nhằm gây cười và phê phán. Có điều là sự nói ngược đời (thay vì bất hạnh lại nói là hạnh phúc) ở đây là đúng với hiện thực cần được báo động trong truyện: Cụ cố tổ chết, toàn bộ đại gia đình con cháu đều sung sướng và hạnh phúc. Nói như kiểu Vũ Trọng Phụng là “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”.

  • Tình huống trào phúng của đoạn trích là một tình huống ngược đời đầy oái oăm, vừa tội nghiệp vừa buồn cười và đáng phẫn nộ. Tang gia mà lại hạnh phúc, nhà có tang mà ai cũng hân hoan rộn ràng như đang lễ hội. Niềm vui không dám bộc lộ trực tiếp, phải khoác dưới lớp áo buồn vờ nhưng không giấu lâu được nên càng tức cười – tiếng cười vừa sảng khoái vừa chua chát.

  1. Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm “hạnh phúc” khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại.

  • Cái chết của cụ cố tổ là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ vì nó đáp ứng mong ước của mỗi người.

+ Cụ cố Hồng thỏa nguyện vì sắp có dịp được khen già (chứng tỏ gia đình có phúc), sẽ cố tình lụ khụ ho khạc mếu máo trước linh cữu.

+ Ông Văn Minh thở phào vì đã đến thời điểm phân chia gia tài – thời điểm “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyếi viển vông nữa”.

+ Bà Văn Minh sung sướng vì có thời cơ tung ra những mốt đồ tang “Âu hóa”.

+ Cô Tuyết được dịp khoe bộ y phục hở hang có tên là “Ngây thơ” để phô trương cái đẹp còn lại của minh.

+ Cậu tú Tân khoái chí vì có dịp khoe chiếc máy ảnh tân thời và tài chụp ảnh của mình.

+ Ông Phán mọc sừng hả dạ vì sắp được cụ cô’ Hồng chia thêm tiền công trạng góp phần gây nên cái chết của cụ cố tổ.

  • Cái chết của cụ cô’ tổ là niềm “hạnh phúc” của những người đến đưa tang:

+ Xuân Tóc Đỏ có thời cơ lên giá trước mặt mọi người (tạo ra được cái chết của cụ cô’ tổ, góp phần tổ chức đám tang long trọng).

+ Bạn bè cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm, khoe các loại râu; được ngắm nhìn cô Tuyết.

+ Hàng phố được xem một đám tang vui như đám hội.

  1. Phân tích cảnh “đám ma gương mẫu”

  • “Đám ma gương mẫu” vì có nhiều nước mắt (dù là nước mắt cá sấu), có con cháu, bạn bè, người thân đầy đủ, có đủ các loại kèn, có đến hàng trăm câu đối, bông hoa, bức trướng, đám ma to tát gương mẫu đến mức “đưa đến đâu làm huyên náo đến đây”.

  • Đó là một sự “gương mẫu” hiểu theo nghĩa ngược lại: một đám ma quái đản, pha tạp, lai căng, nhốn nháo, lố lăng và giả dối đến đáng ghê sợ.

  1. Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, hãy nhận xét về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời và thái độ của nhà văn đối với xã hội đó.

  • Xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời là một xã hội chạy theo hư đanh, một xã hội mà quan hệ giữa con người với con người vô cùng giả dối ngay cả những người ruột thịt trong gia đình cũng ra sức dối nhau), một xã hội nhố nhăng, lạ thường.

  • Vũ Trọng Phụng vừa cười nhạo cái xã hội đó vừa khinh bỉ vừa phê phán. Nói theo kiểu tác giả, đó là một xã hội “chó đểu”, “vô nghĩa lí”.

  1. Nhận xét về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ờ đoạn trích này.

Nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong đoạn trích cũng chính là những thủ pháp nghệ thuật được Vũ Trọng Phụng sử dụng tài tình trong Số đỏ. Đó là những thủ pháp quen thuộc của truyện cười truyền thống nhưng được tổ chức theo cách đầy biến hóa của Vũ Trọng Phụng — từ ngôn ngữ cho đến giọng điệu và cả việc xây dựng tính cách nhân vật. Có thế gọi tên một sô’ thủ pháp chính như phóng đại, nói ngược, khai thác bản chất mang tính hài của con người và sự việc. Điều đó thể hiện trong cách dùng từ, cách so sánh, cách đặt câu, dựng đoạn, cách tạo giọng văn, đặt tên nhân vật:

  • Sử dụng lối so sánh, ví von, có lúc phóng đại mang đậm chất hài hước: cảnh sát không được phạt vi cảnh thì “buồn như nhà buôn vỡ nợ”, hai cụ lang Tì và lang Phế “đã từ chối chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng”.

  • Câu văn của tác giả ngay trong cấu trúc đã chứa đựng mâu thuần trào phúng, nêu bật sự nghịch lí, đảo lộn thật giả, tốt – xấu: thuốc thánh đền Bia chữa ho lao, thương hàn “công hiệu đến nỗi họ mất mạng”, “bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ”, “họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”, …

  • Dựng đoạn bằng những câu mở đầu kiểu “Đám cứ đi “Cả một thành phcT đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muôn của cụ cô Hồng.

Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa như ý ông Typn và bà Văn Minh”.

  • Chú ý đan xen miêu tả viễn cảnh với cận cảnh, vừa bao quát vừa đặc tả, vừa phóng to lại vừa thu nhỏ những chi tiết về người, về sự vật, nhất là ở đoạn 4 và 5. Bút pháp trào phúng của tác giả Số đỏ được tô đậm thêm bởi giọng văn châm biếm bằng cách chen vào những lời nhận xét, bình luận theo lối nói ngược kiểu như: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “Tang gia ai cũng vui vẻ cả”; nhiều chỗ có giọng điệu hài hước thú vị: “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhôn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được một nghìn tám tràm bảy mươi hai câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng”, …

  • Thế giới nhân vật trong Số đỏ nói chung và xuất hiện trong đoạn trích này nói riêng, rất ấn tượng với những cái tên khá quái dị, lạ tai và chứa đựng tính cách. Người đọc như thấy cả thành phần xuất thân của cái tên Xuân Tóc Đỏ, thấy chất “tân thời rởm của Típ-phờ-nờ (Typn – Tôi yêu phụ nữ), thấy sự học làm sang, trí thức rởm trong cái tên Văn Minh, cậu tú Tân, thấy đạo đức suy đồi trong biệt danh ông Phán mọc sừng, bà phó Đoan, nghe buồn cười tựa như những nhân vật hề trong tuồng tích dân gian với những tên lang Tì, lang Phế, cảnh sát Min Đơ và Min Toa, …

Bài viết liên quan

0