25/05/2017, 01:07

Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Văn mẫu lớp 12

Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Nam Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài sau Cách ...

Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Nam Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Hiện thực và nhân đạo là nội dung nổi bật của thiên ...

Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Nam

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Hiện thực và nhân đạo là nội dung nổi bật của thiên truyện này. Nội dung ấy lại được thể hiện bằng giọng văn trần thuật, miêu tả và thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật hết sức tinh vi và sâu sắc. Đoạn vân trên thể hiện rất rõ tài năng của Tô Hoài trong việc mô tả và khắc họạ tâm trạng nhân vật Mị, một nhân vật trung tâm của thiên truyện Vợ chồng A Phủ.

Đoạn văn chủ yếu nhằm diễn tả tâm trạng của Mị trong một đêm sau bữa cơm Tết cúng ma ở nhà thống lý Pá Tra. Một tâm trạng hỗn hợp: vui sướng và đau khổ, ham sống và tủi nhục muốn chết. Và chủ yếu là thể hiện nội tâm nhân vật, ta thấy ít lời thoại. Mị không nói câu nào. Chỉ một câu hỏi duy nhất của A Sử: “Mày muốn đi chơi à?f MỊ không nổi. A Sử cũng không hỏi thêm nữa”. Tất cả chìm đi trong im lặng, lầm lũi. Mị như chiếc bóng câm lặng, vật vờ trong bóng đêm nhà A Sử .Đọc đoạn văn, người đọc thấy thời khắc trôi đi với Mi thực chậm chạp và nặng nổ làm sao. Trong bóng  tối nặng nề,  mòn mỏi ấy, hành động của MỊ cũng rất ít. Tô Hoài chỉ để vài dòng miêu tả vài ba hành động “Mị lén lấy hũ rượu, cứ  uống ực từng bát… MỊ đứng dậy… từ từ bước vào buồng. ..Mị quấn lại tóc… Với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách…”, Chỉ có thế, phần lớn đoạn văn còn lại là những dòng nội tâm đang trỗi dậy, tuôn trào lòng MỊ. Cũng vì để thể hiện nội tâm nhân vật rất đặc biệt này, không có cách nào hơn là trần thuật theo con mắt của chính người trong cuộc, con mắt và tấm lòng của Mi Một người   con gái   tràn đầy sức sống nhưng   bị đè nén đầy đoạ trong đau              khổ và tủi nhục. Một số phận bi   thảm. Và chính vì giàu sức sống nên bị kịch càng trở nên sâu đậm. Giá như tâm hồn Mi đã khô    cạn,    đã chết hẳn; giá như Mị quên hết được những kỉ niệm                ngày    trước…   thì   chắc MỊ sẽ bớt đi được nhiều đau khổ’, dằn vặt. Tô Hoài đã rất thành công trong việc diễn tả bi kịch tinh thần này. Rõ ràng là ban đầu Mị chỉ hành động theo thói quen một cách vô thức “Ngày Tết Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát rồi say’.

“Cũng uống” tức là chỉ làm theo người xung quanh. Ngày tết người ta uống, Mị cũng uống. Tuy nhiên “uống ực từng bát”, là hành vi bước đầu thể  hiện một cái gì  khác thường trong tâm lý người con gái rồi   đây.      Bi kịch   bắt   đầu nổi lên khi ý thức Mị bắt đầu hoạt động thật sự. Mở đầu là nỗi nhớ “Lòng Mi thỉ dang     sống   về ngày    trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi  bạn đầu   làng”. Rồi MỊ nhớ lại những ngày xuân  trước, Mị thổi sáo giỏi ‘Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm  dã thổi sáo đi theo Mị”… Chính vì sống quá sâu sắc với quá khứ mà Mị quên tất cả hiện tại ”Rượu đã tan lúc nào. Người về, kẻ đi chơi đã văn cả. Mị không biết”. Cũng chính vì sống lại  với quá khứ, quên hiện tại mà “Đá từ này, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước’ và cô thấy mình còn trẻ “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Giá như đừng nhớ lại, không nhớ lại được những ngày ấy thì Mị không rơi vào tâm trạng ”Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nưóc mát ứa ra”. Đấy chính là tâm trạng khi Mị bừng tỉnh lại sống trong hiện tại. Quá khứ và hiện tại dằng xé trong tâm hốn Mị. Hiện tại tăm tối, ngột ngạt “Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vản lơ lửng bay ngoài dường” thức dậy quá khứ đẹp đẽ đang náo nức trong lòng Mị. Để làm nổi bật sức sống nội tâm vẫn mãnh liệt, nồng nàn trong tâm hổn Mị, như trên đã nói (đoạn văn ít hành động và chỉ duy nhất có một câu hỏi của A Sử mà Mị không trả lời), Tô Hoài đã tạo ra một cô Mị bên trong đang rạo rực, náo nức và quằn quại niềm ham sống và một cô Mị bên ngoài như cái bóng lầm lũi, như đã chết. Bên ngoài một cô Mị không nói, không hề phản ứng gì trước những việc A Sử làm, A Sử nổi. Ngay cả việc A Sử “‘Còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì”. A Sử hỏi, MỊ không trả lời. A Sử bắt đẩu trói Mị bằng cả một thúng sợi đay, quấn tóc lên cột ”làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. Không có một dòng hay một chữ nào mô tả lại hành động phản kháng của Mị. Suốt từ đầu đến cuối, chỉ thấy cô im lặng, âm thầm cam chịu. Ẩn chứa bên trong lại là một cô Mị khác, một cô Mị đang náo nức, say sưa với những kỷ niệm tình yêu. Say sưa đến nỗi “như không biết mình đang bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Nhưng rồi “tay chân đau không cựa được” lại đưa Mị trở về với hiện thực cay đắng “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

Kết thúc đoạn trích ta lại thấy con người bên trong của Mị xuất hiện. “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi”. Đấy chính là lúc Mị quên đi thực tại, nhớ về thời điểm trai làng “đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi.” Cố thể thấy rõ thực tại và kỷ niệm cứ đan xen nhau, giằng xé tâm hồn MỊ. Càng nhớ tới kỷ niệm Mị càng xót xa, đau khổ với thực tại phũ phàng. Đoạn văn cho ta thấy trong con người lầm lũi, khốn khổ đó, vẫn tiềm tàng một sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt. Người đọc không mấy khó khăn khi muốn phân tích giá trị phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu sắc ở đoạn văn. Chỉ cần dẫn ra chi tiết tác giả mô tả thái độ của A Sử khi trói Mị một cách lạnh lùng, tàn nhẫn cũng đủ thấy bộ mặt thật ghê tởm của lũ chúa đất và số phận khốn khổ, tủi nhục của người dân miền núi, đặc biệt là người phụ nữ dưới ách thực dân phong kiến. Bên cạnh giá trị hiện thực ấy, đoạn văn tuy được trần thuật bằng một chất giọng có vẻ rất khách quan, người đọc vẫn nhận ra thái độ đồng cảm, xót thương của Tô Hoài đối với nhân vật Mị. Không thấu hiểu và thông cảm với những người bị chà đạp như Mị, nhà văn không thể hoá thân và diễn tả được thành công đời sống nội tâm phức tạp và phong phú của Mị trong cái đêm mùa xuân ấy. Cũng qua đoạn văn này, người ta còn thấy được thái độ căm phẫn của tác giả đối với loại người như A Sử. Không một lời bình phẩm, bình luận, chỉ qua vài nét phác họạ hành động của A Sử hoặc tác giả chỉ cần hạ vài chữ như “trói vợ xong” cũng đủ thấy thái độ căm phẫn của tác giả… Đó chính là ý nghĩa nhân đạo của đoạn văn.

Đoạn văn trên là một trong những đoạn văn hay nhất của truyện Vợ chồng A Phủ. Tuy rất ngắn ngủi so với toàn bộ thiên truyện nó đã thể hiện được rõ nét tài năng miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật một cách chân thật, sinh động trên tinh thần hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Bài làm 2

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN , ông đã để cho thế hệ sau số lượng tác phẩm đạt kỉ lục .Vợ chồng A Phủ là 1 trong số truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông . tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị , qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc và cũng góp phần thể hiện sự bạo tàn của chế độ phong kiến ở miền núi lúc bấy giờ qua đó lên án tố cáo chế độ bạo tàn đó.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ lấy ấn tượng bởi cách mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý.“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” . Lẽ ra Mỵ là một người vợ của một nhà giàu có thì phải có cuộc sống sung túc nhưng qua cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa ; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Từ những miêu tả đó khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ , bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng .
Mị trước đó vốn là một người con gái đẹp ,có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” . Là một cô gái nhạy cảm giàu khát khao yêu thương , được yêu, nhưng vì hoàn cảnh , Mị buộc phải bán mình cho nhà thống lí về làm vợ của A Sử và từ đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh .

Không chỉ nói tới nỗi đâu thể xác của Mị mà còn khắc hoak cả nỗi đau về tinh thần và tâm hồn của Mị. Một cô gái mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” . Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô .

Chính vì vậy có những lúc Mị đã từng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha .. Chính lúc này cô gái còn đáng thương hơn khi sống kiếp người dùng mình để trả nợ cho gia đình cho cha mà chiu9j bán mình và sống cuộc đời cơ cực . Bởi chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống . Còn khi đã không thiết chết , nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn và đó cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi .

Dù không một chút tình cảm với A sử nhưng với Mị thì A Sử vẫn là chồng Danh nghĩa và Mị phải phucjtungf ắn chứ không phải là chăm sóc của một người vợ dành cho người chồng của mình nữa. Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần , khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác : “Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi” . Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du : quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi “.nhưng phũ phàng thay A Sử trói Mị vào cột, rồi lẳng lặng khoác thêm vòng bạc đi chơi , bỏ mặc Mị trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân . Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du

Mị một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của truyên là người gỡ nút thắt của truyện , ở cô ột ngươi con gái nhỏ bé những có sức sống mãnh liệt. Mị và A phủ cuối cùng cũng tìm tới với một cuộc sống tự do hào phóng ở một vùng đất mới. Đây là cách mà Tô Hoài muốn thực hiên.

Những lời văn như chính tác giả đang chứng kiến mọi thứ, tuy nhẹ nhàng nhưng tỉ mỉ chi tiết và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Truyện còn góp phần thể hiện 2 tư tưởng lớn đó là hiện thực và nhân đạo. Vợ chồng A Phủ đã phản ánh được một cách khá chân thực và sinh động bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng Điện Biên. Cách khai thác của tác giả đã tạo ra thành công có ý nghĩa khai phá về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam.
Qua tác phẩm người đọc thấy được trong vùng giặc Pháp chiếm đóng thời bấy giờ vẫn tồn tại chế độ lang đạo Thổ Ty, và nó còn khắc nghiệt tàn ác hơn nhiều so với chế độ phong kiến thực dân ở miền xuôi. Hiện thân của chế độ lang đạo Thổ Ty dã man ấy chính là cha con nhà thống lý Pá Tra. Chúng đã lợi dụng  cường quyền cùng hủ tục phong kiến miền núi để biến những người lao động thành nô lệ không công, lao động khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ không chỉ vạch trần tội ác của bọn phong kiến miền núi mà còn phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp lâu nay đang chiếm đóng Tây Bắc..

không chỉ dưng lại với giá trị hiện thực, mà còn ẩn chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc. Từ chính niềm cảm thông sâu sắc đối vối nỗi đau của con người,sự trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Và trong tác phẩm chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với những nỗi khổ của con người mà còn hướng tới, nhằm giải phóng cho con người khỏi mọi xiềng xích áp bức khổ ,xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Cách kết truyện khi Mỵ và A phủ tháo chạy,đi tìm miền đất mới .. là một trong số những nét tiêu biểu này.

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ , tác giả đã góp phần tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những giá tri về cuộc sống, những triết lí sống nhân văn, những sụ cảm thông của chính tác giả với đứa con tinh thần của mình.Qua tác phẩm, Tô Hoài đã lên án những thế lực phong kiến miền núi, thế lực thực dân xâm lược; và ông đặc biệt  thông cảm sâu sắc với số phận của người nông dân miền núi đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài – Bài làm 3

Tô Hoài là nhà văn của sự thật đời sống với lối văn trần thuật hóm hỉnh, sinh động, cách sử dụng từ ngữ đắc địa. Vốn sống phong phú, hiểu biết sâu rộng về phong tục, tập quá các vùng miền, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ(1953) in trong tập Truyện Tây Bắc là tấm lòng nhân ái của nhà văn đối với những con người cùng khổ.

Tiếp cận tác phẩm Vợ chồng A Phủ, ta thấy được tấm lòng yêu thương con người của nhà văn qua việc lên án, phê phán hiện thực xã hội lúc bấy giờ, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi đồng thời cảm thông với nỗi bất hạnh của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc; nhà văn trân trọng những khát vọng và mở ra cho họ con đường giải phóng bản thân, giải phóng đồng bào. Truyện ngắn vừa mang giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả.

Với lối kể truyện lôi cuốn, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế với cách dựng cảnh sinh động, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhà văn Tô Hoài đã viết lên những trang văn sinh động trên vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng về đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc.

Thành công trước hết của tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với nhân vật A Phủ, Tô Hoài làm đậm thêm bức tranh hiện thực cuộc sống thời bấy giờ. A Phủ là đứa bé mồ côi phải lang bạt kiếm sống nuôi thân và khi lớn lên trở thành nô lệ nhà thống lí vì đánh lại con quan. Với nhân vật Mị, tác giả sử dụng thủ pháp tương phản để nói lên mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận, giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách nhân vật.

Tính cách của hai nhân vậy này được Tô Hoài thể hiện độc đáo, A Phủ và Mị mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông, đó là sự âm thầm và mãnh liệt, mộc mạc mà dữ dội đến không ngờ. Họ sống tự nhiên, phóng khoáng và đầy bản lĩnh. Trang văn miêu tả sinh động, hấp dẫn nếp sống, phong tục tập quá và phong vị đặc trưng của đất và người Tây Bắc; đó là tục cướp vợ, lễ cúng trình ma, tục xử kiện,… thể hiện vốn sống, am tường về vùng đất mà nhà văn gắn bó, yêu mến.

Với nhân vật Mị, số phận và tâm lý được ông phác họa như đồ thị hình sin, đi xuống để tạo sức nén cho lần sau vút cao và giải phóng chính mình. Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời bỗng trở thành nô lệ, sống với người chồng không yêu mình, bị bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần khiến tâm hồn người thiếu nữ bị tê liệt, phải sống như cái xác không hồn, như con rùa lầm lũi trong xó cửa… tưởng chừng không bao giờ thoát ra được. Tâm hồn Mị được thức tỉnh trong đêm tình mùa xuân, nảy sinh hành động cắt dây trói cứu A Phủ, giải phóng cuộc đời khỏi ách thống trị, khỏi sự khổ đau và mở ra tương lai cho chính mình.

Viết về A Phủ, Tô Hoài thương cảm cho cuộc đời của cậu bé mồ côi bị bán lấy thóc. A Phủ bị quỳ, bị đánh chửi suốt ngày mà vẫn phải câm như thóc; phải phục vụ cho kẻ đã tra tấn, lăng nhục mình… Có lẽ viết về nỗi đau, nỗi bất hạnh của hai nhân vật này, ngòi bút Tô Hoài thấm ướt trang giấy, ông đã gieo vào lòng người đọc niềm thương cảm trước số phận con người. Ngòi bút của nhà văn đi sâu khám phá và sâu bên trong thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu nỗi  niềm và trân trọng những khát vọng của họ. Miêu tả quá trình diễn biến nội tâm nhân vật tự nhiên và sống động, mở ra cho họ lối thoát.

Tô Hoài là nhà văn của đời thường, với Vợ chồng A Phủ là một điển hình với những con người thường, chuyện thường của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, những con người hiền lành, phóng khoáng phải sống dưới ách thống trị miền núi tàn bạo. Qua trang văn, Tô Hoài đã nhân danh quyền con người để lên án tố cáo tội ác của bọn chúa đất phong kiến miền núi đã đày đọa, cướp đi quyền sống của làm người của họ và  qua đó cũng đồng cảm và mở ra cho họ lối đi tươi sáng.

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nhận về bài vợ chồng a phủ
  • trình bày cảm nhận của em về tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân của tô hoài
  • cam nhan cua anh chi ve tac pham vo chong a phu
  • đoạn văn 3-5 câu nói về tô hoài và vợ chồng a phỉ
  • hay viet doan van tong phan homieu ta canh mua xuon trong do co su dung cau cam than cau cau kien lop8
  • cảm nhận vợ chồng a phủ
  • cảm nhận về đoạn trích rượu đã tan lúc nào người về người đi chơi đã vãn
  • cảm nhận về truyện vợ chồng a phủ
  • cảm nhận của em về tác phẩm vợ chồng a phủ
  • cam nhan cua em về bai vợ chồng a phủ

Bài viết liên quan

0