25/05/2017, 00:58

Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Ninh Bài thơ Mây và sóng ...

Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Ninh Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ ...

Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Ninh

Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập Trăng non (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

..Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao

…Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào…

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập Thơ dâng ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-gor là "bài ca về tình nhân ái", là "ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập Trăng non (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc.

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi.

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh.

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi". Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ.. Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: "Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?". Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

Vậy làm thế nào mà rời mẹ tôi được?

Họ (sóng) bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa….

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào “rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ

Tiếng con cười giòn tan vào với mẹ.

Và  không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu….

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào với mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong Mây và Sóng rất yêu thương mẹ hiền.

Mây và Sóng là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng sóng, mây, mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-gor qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi – Bài làm 2

Từ xưa, trong văn học có hiện tượng: một tác phẩm dường như do cảm hứng ngẫu nhiên mà thành, hoặc một chân lí lớn lao được nói lên một cách thật hồn nhiên, bình dị thế mà sức sống của những sáng tạo nghệ thuật ấy đã và sẽ trường cữu với thời gian. Mây và sóng của Ta-go là một trong những trường hợp đó. Cấu tứ của bài thơ bản thân nó là một phát hiện bất ngờ: từ một ước mơ nhỏ bé hướng tới cái lớn lao, rồi lại từ cái lớn lao hướng về cái nhỏ bé, nhưng cái nhỏ bé lần này đồng nhất với cái lớn lao, ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ. Sự nâng cấp ở bài thơ có một ý nghĩa lãng mạn, nhân văn. Bản chất độc thoại của thơ ca đã trở nên đối thoại với mọi con người, với cái thời đại cả hôm nay và mai sau, nghĩa là với cái không cùng nhưng lại được cất lên bằng một tiếng nói, một giọng nói trẻ thơ.

1. Bé thích được chơi, bé muốn được đi chơi cùng mây và sóng.

Bằng trí tưởng tượng phong phú, em nghe được cái mà người lớn không nghe được, tiếng gọi của sóng, của mây: "Mẹ ơi, trên mây có người gọi con", "Trong sóng có người gọi con". Tiếng gọi hối hả, giục giã, bồn chồn, nó lặp đi lặp lại như gõ cửa vào tâm hồn vốn thích bay bổng, mộng mơ của bé. Những cuộc du ngoạn ấy mới kì thú biết chừng nào.

Đây là lời của mây:

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà… bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.

Còn đây là lời của sóng :

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.

Thật quyến rũ biết bao những cuộc vui hết mình như thế. Cứ như là những giấc mơ hoa. Cuộc chơi nào cũng lạ, cũng hay, tưởng chừng không cưỡng nổi bởi cái vô hạn thời gian và vô hạn không gian. Thời gian hào phóng (từ sáng đến tối) còn không gian là cả vũ trụ không cùng. Chơi với vầng trăng là được làm bạn với chị Hằng, một mơ ước của mọi người nơi trái đất. Còn đến với những nơi mà không cần biết nơi dó là đâu thì còn gì thú vị bằng. Được vui chơi, được ngao du, được ca hát trong một thế giới không còn gì phải ràng buộc, phải lo âu, dù chỉ một lần, điều đó chẳng phải là tuyệt vời hạnh phúc hay sao ? Nhà thơ bằng tưởng tượng mà hình dung ra đó là tiếng gọi của mây và sóng, nhưng thực thì đó là tiếng gọi của bé với sóng với mây. Đây là khát vọng trẻ thơ của loài người từ mọi miền trái đất đã đồng vọng vào bao khúc đồng dao. Gắn bó với thiên nhiên, hoà nhập với thiên nhiên, kể cả chinh phục thiên nhiên là tình cảm, là mơ ước của con người. Bài thơ chắp cánh cho ta đi đến những chân trời ước mơ ấy.

Sức hấp dẫn không cưỡng nổi tiếng gọi khách quan là của sóng và mây, đối với em bé là tâm trạng háo hức, bồn chồn. Em muốn đi luôn, em muốn đi ngay không một chút băn khoăn, do dự. Thì đã nghe mây và sóng trả lời.

– Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây"…

– Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi".

Đến đây, thêm một sức hấp dẫn thứ hai : cách đến được với mây và sóng. Thật đơn giản, thật mơ mộng biết chừng nào ? Chỉ một khoảnh khắc, hoặc đưa tay lên trời, hoặc nhắm mắt lại. Phép biến hiện ở đây như là trong cổ tích (cô thiếu nữ Na-ta-sa trong Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi cũng tưởng tượng trong một đêm trăng nào đó : cứ ôm lấy hai đầu gối là người ta có thể bay bổng lên trời). Điều kì diệu ở đây là tất cả đều diễn ra trong một chớp mắt.

2. Làm sao bé có thể xa mẹ để đi với sóng và mây.

Giấc mơ hai lần tưởng đã trở thành hiện thực. Nhưng bé chợt phân vân. Có một cái gì như níu kéo.

– "Mẹ mình đang đợi ở nhà" – con bảo – Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?".

– Con bảo : "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?".

Trước câu hỏi bất chợt mà đơn sơ ấy, bé không tự trả lời được, mây và sóng cũng chỉ im lặng mà quay đi. Nói cho đúng thì cả mây và sóng đều có "mỉm cười", một thái độ thông cảm mà chan chứa bao dung. Làm sao em bé có thể rời xa cái không gian tuy nhỏ bé nhưng quen thuộc và ấm áp gia đình có mẹ, có con mỗi chiểu, mỗi sớm. Cách nghĩ ngây thơ nhưng xúc động lòng người, bởi đó là tiếng nói của trái tim không cần ai mách bảo. Không trả lời được cũng là một cách trả lời, và như thế là câu hỏi đã được hồi âm. Hai lần mây và sóng rủ rê tương ứng với hai lần níu kéo, cánh diều dù bay bổng đến đâu cũng nương tựa vào sợi dây để giữ thế thăng bằng, con thuyền ngang dọc giữa đại dương có một thứ "la bàn" để con thuyền không lạc hướng. Thì ra mơ ước dù lãng mạn đến vô cùng vẫn là mơ ước của con người, không thể rời xa nơi mảnh đất mà con người gắn bó. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh của quê hương, hình ảnh bình dị và thiêng liêng cho con người dù đi đến cùng trời cuối đất.

3. Bé làm mây, làm sóng cho riêng mình.

Không đi được với mây và sóng, bé tìm cách tự làm sóng, làm mây. Trí tưởng tượng nên thơ cộng với sự thông minh cũng rất nên thơ tạo nên một thế giới, cao hơn nữa, một vũ trụ bất ngờ, mây ấy còn quấn quýt hơn, sóng ấy còn dào dạt hơn, bởi cái "trò chơi thú vị hơn", trong đó có cả con và mẹ.

– Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm…

– Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Mái nhà là bầu trời trong sự biến hình thứ nhất nâng cái hữu hạn thành vô hạn, thêm vào đó đôi tay choàng lên người mẹ nếu so sánh với "Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc", nó còn say đắm hơn nhiều. Câu thơ trong trẻo như đã được lọc sàng để trở nên tinh khiết. Còn cái mỉm cười thứ hai (tương ứng với cái mỉm cười của sóng) càng diệu kì hơn. Mẹ là thế giới để con khám phá, niềm hạnh phúc ấy không có bến bờ, và nếu có, nó cũng bí ẩn như bến bờ đại dương. Em bé giống như con song ngụp lặn trong tiếng cười, trong niềm vui bất tận. Nơi đây có hai điều "thú vị" : bầu trời xanh có cánh buồm trắng ước mơ, và mặt biển mênh mông là biển cả hạnh phúc tràn đầy. Cả hai đang ru em đi vào giấc mơ ngây ngất.

Bài thơ giống như một nỗi niềm riêng "một mảnh tình riêng" nhưng không thu nhỏ lại chỉ có "ta với ta". Mở rộng và chan hoà với mây với sóng xa xôi hư ảo, rất lãng mạn nhưng lại thấm thìa sâu sắc tinh người chân thực và đơn sơ như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Cái thực ấy đã không còn là thực nữa, nó đã hoà vào cõi mộng, đã dồi dào chất thơ. Bài thơ hay là bài thơ không có điểm tận cùng, Mây và sóng đã tới được cái miền không giới hạn ấy.

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nhận của em về tình cảm của Bé dành cho mẹ trong tác phẩm mây và sóng của ta go
  • cảm nhận về bài thơ mây và sóng
  • Ý nghĩa của 2 câu thơ con là mây và mẹ sẽ là trăng Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm
  • cảm nhận mây và sóng cuộc trò chuyện vs sóng
  • Cam nhan ve bai may va song
  • cảm nhận về tình mẫu tử qua 2 câu thơ cuối mây và sóng
  • qua bai tho may va song em rut ra chan li gi

Bài viết liên quan

0