17/07/2018, 15:35

Cách hạ sốt cho trẻ, những sai lầm của bố mẹ khi điều trị

Sờ tay lên trán trẻ thấy nóng là kết luận trẻ bị sốt. Đây là một hành động sai lầm vì việc so sánh nhiệt độ bằng tay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có thể không chính xác bởi nhiệt độ của tay không ở mức bình thường khi sờ lên đầu trẻ. Nhiệt độ ở tay của mẹ và bé đều không ở mức chuẩn. Hơn ...

Cách hạ sốt cho trẻ - Miếng dán hạ sốt cho trẻ
  • Sờ tay lên trán trẻ thấy nóng là kết luận trẻ bị sốt. Đây là một hành động sai lầm vì việc so sánh nhiệt độ bằng tay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có thể không chính xác bởi nhiệt độ của tay không ở mức bình thường khi sờ lên đầu trẻ. Nhiệt độ ở tay của mẹ và bé đều không ở mức chuẩn.
  • Hơn nữa, không phải cứ trên 37°C là chắc chắn bé bị sốt. Nhiệt độ của bé thông thường thấp hơn so với người lớn. nhưng cũng dễ thay đổi do môi trường và hoạt động.
  • Trẻ đi nắng về hoặc mới hoạt động xong. hay mùa lạnh nằm trong chăn ấm bước ra sẽ có nhiệt độ cao hơn mức bình thường. (Nhiệt độ của bé ở buổi chiều và buổi tối cũng cao hơn so với buổi sang)
  • Vị trí đo thân nhiệt cũng ảnh hưởng đến việc đo nhiệt độ của trẻ. Nhiệt độ ở nách và hậu môn thường có khoảng cách từ 1-2 độ C
Cách hạ sốt cho trẻ sai lầm - Sờ tay lên chán trẻ

Cách hạ sốt cho trẻ sai lầm: Sờ tay lên chán mà không kẹp nhiệt độ

+ Chườm đá hoặc dán cao lạnh để hạ sốt

  • Đây là một cách hạ sốt cho trẻ hết sức sai lầm và sẽ gây nguy hiểm cho bé. Như đã nêu ở phần đầu bài viết, bản chất sốt ở trẻ là cơ thể bé cảm thấy lạnh. Nên sản sinh ra nhiệt để làm ấm cơ thể.
  • Trẻ sốt nhưng chưa hẳn là trẻ đã cảm thấy lạnh. Việc chườm lạnh cho trẻ khi trẻ bị sốt có nhiều trường hợp làm sai, làm không đúng cách. Dẫn đến hiện tượng “bỏng lạnh” gây nguy hiểm hơn cho trẻ.
Miếng dán hạ sốt cho trẻ

Miếng dán hạ sốt cho trẻ

+ Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt

  • Cơ thể của trẻ còn yếu nên thường có phản ứng mạnh khi đưa thuốc vào cơ thể. Ví dụ: Như việc tiêm vắc xin cũng có thể làm cho bé sốt nhẹ vài ngày sau đó. Vì vậy, tương tự khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, đặc biệt là các thuốc liều cao như aspirin.  Loại thuốc này có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể gây ức chế cho cơ thể. Tăng đào thải mồ hôi, giảm đột ngột nhiệt độ cơ thể cũng khiến bé dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.

 Phần lớn nguyên nhân của sốt là do sự lan truyền của virus và vi khuẩn. Bố mẹ nên chủ động phòng tránh cho bé:

Rửa tay sạch sẽ cho bé, bảo vệ cơ thể an toàn khỏi virus gây bệnh

Cách hạ sốt cho trẻ : Rửa sạch tay sạch sẽ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ

  • Nên rửa tay cho bé sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Dùng tay che miệng và mũi khi hát hơi và ho.
  • Chế biến thức ăn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả người lớn và trẻ nhỏ
  • Tiêm vắc xin cho trẻ để phòng tránh nhưng bệnh do virus nguy hiểm gây ra
  • Xây dựng chế dộ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Những cách hạ sốt cho trẻ đơn giản có thể áp dụng tại nhà

Cách hạ sốt cho bé - Chườm khăn ấm, cặp nhiệt độ

Cách hạ sốt cho bé – Chườm khăn ấm, cặp nhiệt độ

Chườm khăn ấm cho trẻ liên tục

Khi trẻ bị sốt thì nên chườm ấm chứ không nên chườm lạnh. Dùng khăn ấm để chườm cho trẻ tại các vùng dễ tỏa nhiệt như trán, nách, bẹn, cổ,…

Thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ

Các bậc cha mẹ nên kiểm soát nhiệt độ của trẻ bằng cách sử dụng nhiệt kế.

Tắm cho trẻ ( tắm thật nhanh bằng nước ấm)

Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi, tắm cho trẻ cũng góp phần làm bé hạ sốt. Tắm cho trẻ để làm sạch những virus, vi khuẩn bám xung quanh môi trường và cơ thể bé.

Tắm cho trẻ thật nhanh bằng nước ấm

Tắm cho trẻ thật nhanh bằng nước ấm

Chú ý khi tắm nước ấm cho trẻ bị sốt

  • Tắm ở nơi kín gió, tắm nước ấm, lau khô và mặc kín quần áo trước khi ra ngoài. Tắm thật nhanh( không nên ngâm trẻ trong nước lâu)
  • Không được tắm nước lạnh để làm giảm nhiệt độ của bé. Bởi bản chất của sốt là vì cơ thể thấy lạnh và cơ thể sản sinh ra nhiệt để làm ấm.
  • Có thể vừa tắm vừa xông cho bé bằng cách nhỏ vào nước tắm một ít dầu tràm. Hoặc 1 ít tinh dầu oải hương (đóng kín cửa để hơi dầu nóng bốc lên không gian và không bị bay ra ngoài)
  • Nếu tắm lạnh cho trẻ sẽ khiến mạch ngoại biên co lại, trẻ sẽ cảm thấy rét run và lại càng sốt cao hơn.

Massage cho trẻ bằng tinh dầu bạc hà:

  • Ngoài việc chườm ấm cho bé. Thì massage cho trẻ bằng tinh dầu bạc hà cũng là một cách nhanh chóng để hạ sốt cho trẻ.
  • Không những giảm sốt, màcòn giúp trẻ cảm giác thư giãn và thả lỏng hơn, xoa dịu cảm giác mệt mỏi. Dầu bạc hà cũng có thể làm thông mũi, xoang, làm thông thoáng hệ hố hấp của bé.

Mặc quần áo rộng, thoáng mát dễ thấm hút mồ hôi

  • Cần phải đảm bảo quần áo thoáng, rộng, thấm mồ hôi để bé luôn cảm thấy khô thoáng, khí huyết lưu thông.
  • Không cho bé mặc quá nhiều quần áo(tránh để bé quá nóng hoặc quá lạnh.). hoặc quần áo quá chật, hoặc đắp chăn quá dày, làm cản trở sự bốc hơi của mồ hôi, bé sẽ cảm thấy bức bối, bí bách.
  • Cũng không nên để bé mặc quá ít áo, hoặc quần áo quá mỏng vì có thể làm cho bé nhiễm lạnh. lại dễ sốt hơn
Cho bé uống thuốc hạ sốt

Cho bé uống thuốc hạ sốt

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

  • Dùng thuốc là cách hạ sốt cho trẻ khi trẻ có nhiệt độ sốt trên 38 độ.
  • Bố mẹ cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ
  • Không nên tự cho trẻ uống thuốc, để tránh những biến chứng hoặc những phản ứng phản kháng của cơ thể trẻ nhé.
  • Nên sử dụng thuốc đến khi cơn sốt ngắt để đảm bảo bé không bị tái sốt (thường ít nhất là 24h).

Chú ý:  không nên sử dụng aspirin bởi tác dụng mạnh của aspirin có thể gây suy gan ở trẻ. Đặc biệt là những bệnh sốt triệu chứng của thủy đậu hoặc các virus truyền nhiễm.

Bổ sung hoa quả và các chất dinh dưỡng khi trẻ ốm

Bổ sung chất dinh dưỡng và nước cho trẻ

  • Cho trẻ ăn nhiều cam, bưởi, chuối nhiều loại hoa quả chứa nhiều vitamin C và kali. Để giúp trẻ tăng sức đề kháng (bổ sung thêm calories và protein vào bữa ăn hàng ngày)
  • Khi bị sốt trẻ không ăn được nhiều nên các mẹ nên chủ động tách nhỏ bữa ăn. Mỗi bữa cho ăn ít nhưng chia làm nhiều bữa ăn, mỗi bữa ăn cách nhau từ 2-3h/ bữa.
  • Nên tránh những thực phẩm cay và có quá nhiều chất xơ.
  • Khi trẻ bị sốt dễ bị mất nước, vì vậy các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn. (Chú ý là nên cho các bé uống nước ấm) không nên vì trẻ nóng mà cho bé uống nước mát hay nước lạnh.
  • Uống nhiều nước cũng làm cân bằng nhiệt độ của cơ thể khi bị sốt
  • Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung nước cho bé bằng cách. cho trẻ ăn các món canh, cháo, sữa, súp, nước hoa quả….

Nếu sau bước giảm nhiệt độ và các cách hạ sốt của bé mà tình trạng vẫn chưa được cải thiện. Bé vẫn có những dấu hiệu khác như liên tục sốt, lả người, phát ban. Nặng hơn nữa là co giật thì nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lúc này cha mẹ không nên tự thực hiện các cách hạ sốt cho trẻ nữa

0