25/05/2018, 10:08

các khâu tiêu biểu của hệ thống tự động và các đặc tính tiêu biểu của chúng

Một phần tử có tính chất động học nhất định gọi là khâu. Vậy khâu động học là một phần tử của hệ thống tự động (HTTĐ) mà có một đặc tính động nào đó. Ví dụ: 1- Xét mạch điện có phương trình động: ...

Một phần tử có tính chất động học nhất định gọi là khâu. Vậy khâu động học là một phần tử của hệ thống tự động (HTTĐ) mà có một đặc tính động nào đó.

Ví dụ:

1- Xét mạch điện có phương trình động:

2- Xét một hệ cơ khí như hình vẽ:

Khi đặt một tác động f vào vật M thì hệ có phương trình động viết dưới dạng vi phân:

X - độ chuyển dịch vật M khối lượng m

λ - hệ số lực giảm chấn

C - hệ số đặc trưng độ cứng của lò xo Lx

Hay: λ.m.X'+X'+C.X=f size 12{λ "." m "." X"'"+X'+C "." X=f} {}

Vậy xét về tính chất động học 2 hệ trên cùng loại vậy chúng là một khâu cùng loại và chúng ta chỉ xét mặt biến đổi của hệ chứ không cần biết đó là loại hệ gì. Với mỗi khâu ta có thể ký hiệu bằng sơ đồ thuật toán như sau:

X (t) - Tín hiệu vào của khâu là tất cả những yếu tố tác dụng lên khâu làm trạng thái của khâu thay đổi.

Y (t) - Tín hiệu ra của khâu là thông số đặc trưng cho sự thay đổi trạng thái của khâu.

Dựa vào đặc điểm phương trình của các khâu động học mà chúng ta có thể phân khâu thành các loại:

- Khâu nguyên hàm (khâu tỷ lệ hay còn gọi là khâu khuếch đại).

- Khâu vi phân (khâu quán tính bậc1, ở điều kiện ổn định lượng ra tỷ lệ với

lượng vào).

- Khâu tích phân (lượng ra tỷ lệ với tích phân lượng vào).

- Khâu hỗn hợp.

Phương trình vi phân

Xét khâu đối tượng như chương 3 đã nghiên cứu, nếu ta qui định vế trái là những gì thuộc thông số ra của khâu còn vế phải là những gì thuộc về nhiễu hay thông số vào, thì phương trình vi phân của khâu có thể viết dưới dạng sau:

* Dạng viết thông thường:

To.dϕdt+A.ϕ=μ−λ size 12{T rSub { size 8{o} } "." { {dϕ} over { ital "dt"} } +A "." ϕ=μ - λ} {} hay T.dϕdt+ϕ=K(μ−λ) size 12{T "." { {dϕ} over { ital "dt"} } +ϕ=K ( μ - λ ) } {}

* Dạng toán tử: nếu sử dụng toán tử vi phân

Ví dụ : Ġ(toán tử vi phân)

To.P.ϕ+A.ϕ=μ−λ size 12{T rSub { size 8{o} } "." P "." ϕ+A "." ϕ=μ - λ} {}hay (T.P+A)ϕ=K(μ−λ) size 12{ ( T "." P+A ) ϕ=K ( μ - λ ) } {} (1)

( φ là hàm của biến số thực thời gian t )

* Dạng thuật toán: sử dụng phép biến đổi Laplace

Trở lại áp dụng cho khâu đối tượng ta có (giả sử điều kiện không ban đầu thỏa mãn).

⇒ To .P . φ (P) + A. φ (P) = μ (P) - λ (P)

⇒ ( To .P + A ) φ (P) = μ (P) - λ (P) (2)

(2) là dạng thuật toán của phương trình trên.

(2) và (1) giống nhau về hình thức nhưng một bên là hàm thực 1 bên là hàm phức.

Kết luận: Dựa vào phương trình (1) ta có thể suy ra cách viết (2) bằng cách thay biến thực t bằng biến phức P.

Các đặc tính thời gian

Hàm quá độ

Đây là phản ứng của khâu với nhiễu động đột biến dạng bậc thang đơn vị

Lúc đó thông số ra thay đổi theo một đường cong nào đó và gọi là hàm quá độ của khâu.

Ví dụ: Khâu đối tượng.

Từ phương trình vi phân của khâu To. φ’ + A φ = μ - λ

Hàm quá độ xung

Đây là phản ứng của khâu ứng với nhiễu động đột biến dạng xung đơn vị (xung dạng chữ nhật). Về mặt hình thức có thể phân tích xung chữ nhật thành tổng 2 xung bậc thang trái dấu và lệch nhau 1 khoảng bằng độ rộng hình chữ nhật.

Ví dụ : Khâu đối tượng To. φ’ + A φ = μ - λ

Từ hàm quá độ ta suy ra hàm xung là tổng hợp của hai nhiễu X1 , X2

Hàm số truyền

Giả sử có một khâu mà tính chất động của nó được miêu tả bằng phương trình bậc hai dạng: a2 y’’ + a1 y’ + ao y = b1 x’ + bo x

Với điều kiện ban đầu bằng 0 ta viết phương trình trên dưới dạng Laplace:

Hàm số truyền của các khâu mắc nối tiếp

Giả sử có n khâu mắc nối tiếp, đầu ra của khâu này là đầu vào khâu kia:

Nếu gọi hàm số truyền của cụm khâu là W(P)

Hàm số truyền của các khâu mắc song song

Giả sử có n khâu mắc song song với nhau và có các hàm số truyền đã biết trước như hv.

Gọi hàm truyền chung của hệ thống là W(P)

Vậy hàm số truyền của các khâu mắc song W(P) = Wi

Hàm số truyền của các khâu mắc ngược

Giả sử có hai khâu W(P)1 và W(P)2 mắc ngược nhau như hình vẽ:

Đặc tính tần sô

Trong thực tế có thể đưa nhiễu đầu vào có dạng hình sin hay cosin với tần số ω

⇒ Các đặc tính khi nhiễu đầu vào là hàm điều hòa có tần số thay đổi gọi là đặc tính tần số.

K* còn gọi là hệ số khuếch đại phức hay hàm số truyền phức.

Vậy ta tìm cách biểu diễn K* thành hàm số truyền.

Ví dụ: Giả sử ta có một khâu mà tính chất động được mô tả bằng hàm vi phân bậc ba có dạng:

So sánh (3) và (5) ta thấy hình thức chúng giống nhau chỉ khác một bên là P còn 1 bên là iω

Về mặt toán học để chặt chẽ ta xét toàn dãi ω thay đổi -∞  ∞ thì ĐTBF đối xứng qua trục thực Re.

Mặt khác nếu lấy logarít 2 vế của biểu thức K*:

ln K* = ln W(iω) = ln R + iθ

⇒ ta có đặc tính tần số logarít:

ln R = f (lnω) → đặc tính biên độ logarít

θ = f (lnω) → đặc tính pha logarít

Đặc tính pha mà ta xét trên là đặc tính pha bình thường, thường ta sử dụng ĐTBF này để tính toán sự ổn định cho trước. Trong trường hợp khi cần tính toán hệ thống theo độ tắt dần cho trước của quá trình quá độ ta sử dụng tần số biên độ pha mở rộng. ĐTBF mở rộng cũng giống trên nhưng chỉ khác là ta cho tần số đầu vào là ω và tắt dần (biên độ A thay đổi).

Ví dụ: Xét khâu đối tượng có 1 dung lượng cân bằng ta có:

Trong thực tế ta có thể thu được các đường đặc tính bằng thực nghiệm nhờ máy hiện sóng:

Ta biết rằng một hệ thống dù phức tạp đến đâu chúng cũng đều cấu tạo bằng một số khâu, các khâu đó gọi là các khâu tiêu biểu của hệ thống tự động

Thường những khâu chọn làm khâu tiêu biểu là khâu mà từ đó ta có thể tạo nên bất kỳ một khâu nào khác, thường chúng được mô tả bằng phương trinh vi phân bậc 1, 2

Sau đây là một số khâu tiêu biểu thường gặp trong hệ thống tự động :

Khâu tỷ lệ (khâu khuếch đại hay khâu không có quán tính)

Đó là khâu động học mà đại lượng ra tỷ lệ với đại lượng vào theo phương triình Y = K.X

Phương trình vi phân: Y = K.X(t)

Ví dụ:

Hàm quá độ:

X = 1(t)

Y = K

Các đường đặc tính

0