14/01/2018, 20:12

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử lớp 7 có đáp án . Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi giữa học kì 2 của tất cả các trường THCS trên cả nước, nội dung đề ...

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

. Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi giữa học kì 2 của tất cả các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7

ĐỀ SỐ 1

TRƯỜNG THCS XÃ ĐĂK KROONG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7
Thời gian làm: 45 phút

Phần 1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng.

1. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì?

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.
B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.
D. Cả ba phương án A, B, C.

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?

A. Ngày 07-02-1418
B. Ngày 17-12-1416
C. Ngày 28-06-1917

3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai?

A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô.

B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.

Trả lời: Ông là: ......

4. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

"Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải............"

A. Giết chết           B. Chặt đầu         C. Đi tù          D. Tru di

5. Thế kỉ XVII, "Kẻ Chợ" là tên gọi của đô thị nào ở nước ta?

A. Phố Hiến (Hưng Yên)
B. Thăng Long (Hà Nội)
C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế)
D. Hội An (Quảng Nam)

6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình)
B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa - Nghệ An
D. Quang Bình - Hà Tĩnh

7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào?

A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.
B. Khuyến khích sản xuất.
C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.

8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy.

A. Đúng               B. Sai

Câu 2: (1,0 Điểm) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26, 20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau:

Thời ...... (1) (1428 - 1527) tổ chức được ...... (2) khoa thi. Đỗ ...... (3) tiến sĩ và .........(4) trạng nguyên.

Phần 2. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 3. (3,5 điểm) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động?

Câu 4. (2,0 điểm) Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy?

Câu 5. (1,5 điểm) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

Nguyễn Trãi

D

B

A

C

A

Câu 2. (1,0 điểm)

(1) Lê Sơ
(2) 26
(3) 989
(4) 20

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 3 (3,5 điểm) Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1427)

a. Diễn biến:

  • Tháng 10-1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. (0,5 điểm)
  • Ngày 7-10-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà tây). (0,5 điểm)
  • Nắm được âm mưu của địch, ta đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Giặc lọt vào trận địa, quân ta nhất tề xông ra tiêu diệt. (0,5 điểm)

b. Kết quả:

  • Năm vạn quân địch tử thương, bắt sống trên một vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. (1,0 điểm)
  • Nghĩa quân thừa thắng kéo quân về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện. (1,0 điểm)

Câu 4 (2,0 điểm)

  • Nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy vì:
  • Nhà nước quan tâm đến giáo dục. (0,5 điểm)
  • Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. (0,5 điểm)
  • Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. (0,5 điểm)
  • Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ. (0,5 điểm)

Câu 5 (1,5 điểm)

  • Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn: (0,5 điểm)
    • Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... (0,5 điểm)
    • Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến. (0,5 điểm)

ĐỀ SỐ 2

PHÒNG GD-ĐT SÔNG HINH
TRƯỜNG THCS EALY
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Lịch sử - Lớp 7
Thời gian:45 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng:

1. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào?

A. 1075         B. 1010          C. 1285           D. 1771

2 Anh em Tây Sơn hạ thành Phú Xuân vào thời gian nào?

A. 1010         B. 1075           C. 1786            D. 1785

3. Anh em Tây Sơn giành thắng lợi trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào thời gian nào?

A. 1075          B. 1785           C. 1789             D. 1802

4. Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp?

A. Tết Kỉ Dậu          B. 1785        C. 1789           D. 1802

5. Quang Trung lật đổ chính quyền họ Nguyễn vào thời gian nào?

A. 1075         B. 1777            C. 1789             D. 1802

6. Phong trào Tây Sơn diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu?

A. 17 năm          B. 18 năm           C. 19 năm             D. 20 năm

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm) Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ đối với lãnh thổ đất nước qua đoạn trích sau: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biệ chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di".

Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày sự phát triển phong phú, đa dạng của những loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

1. D        2. C          3. B            4. C          5. B             6. A

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) 

Câu 1.

* Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào?

  • Theo chế độ "ngụ binh ư nông"
  • Có 2 bộ phận
    • Quân ở triều đình
    • Quân ở địa phương
  • Hằng năm quân lính tập trận, võ nghệ. Vùng biên giới bố phòng nghiêm ngặt.

* Chủ trương của nhà nước là phải giữ gìn non sông đất nước nghiêm ngặt, kiên quyết không để cho láng giềng xâm lấn. Đó là việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Bên cạnh đó cũng có những chính sách mềm dẻo, lấy ngoại giao, hoà bình làm trọng để người dân có thời gian phát triển kinh tế xây dựng đất nước.

* Hiện nay đối với tình hình biển Đông, Đảng và nhà nước ta cũng kiên quyết bảo vệ non sông đất nước và luôn lấy hoà bình làm trọng để không phải gây chiến tranh đổ máu tổn hại đến sức dân.

Câu 2. Trình bày sự phát triển phong phú, đa dạng của những loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVI-XVIII.

* Văn học: chữ Hán, chữ Nôm.

  • Nội dung: bảo vệ con người, lên án cái xấu xa, thối nát...
  • Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
  • Tác phẩm: Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, trạng Quỳnh, trạng Lợn...

* Nghệ thuật dân gian: Đa dạng, phong phú.

  • Múa, ảo thuật, điêu khắc, các trò chơi dân gian như chọi gà, chèo thuyền, đánh đu, luyện võ; Hát, sân khấu tuồng, chèo, hát ả đào...
  • Nội dung: phản ánh đời sống lao động cần cù, chịu khó nhưng lạc quan của nhân dân, ca ngợi tình yêu con người...
0