16/01/2018, 13:03

Bình luận câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” – Văn mẫu lớp 7 Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" – Bài số 1 Từ xa xưa, ông cha ta luôn dùng những câu ca dao tục ngữ về mối quan hệ nhân quả như: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão,..để giáo dục con cái có thái độ sống tốt đẹp. Đến ngày ...

Bình luận câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" – Bài số 1

Từ xa xưa, ông cha ta luôn dùng những câu ca dao tục ngữ về mối quan hệ nhân quả như: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão,..để giáo dục con cái có thái độ sống tốt đẹp. Đến ngày nay, những lời dạy thông qua những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị.

“Ở hiền gặp lành” là câu tục ngữ dạy con người ta cách sống. “Ở hiền” có nghĩa là chúng ta cần biết quan tâm, đối xử tốt với những người xung quanh, giúp đỡ người khác khi có thể, không được làm những điều sai trái hoặc làm hại ai. “Gặp lành” là kết quả khi chúng ta sống tốt thì sẽ được nhận lại những điều may mắn, tốt đẹp.

Đối với các bạn học sinh, chúng ta luôn phải kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với cha mẹ. Trên trường lớp, chúng ta cần nghe lời thầy cô, sống chan hòa với bạn bè. Đối với những người xung quanh ta luôn luôn giữ thái độ tôn trọng và giúp đỡ mọi người. Trên đường đi học, bạn vô tình gặp một em bé bị vấp ngã khi đang chơi bóng, bạn có sẵn sàng đỡ em dạy không? Khi ra vào cổng trường bạn có thường xuyên chào hỏi bác bảo vệ không? Mặc dù đó là những việc làm rất nhỏ nhưng sẽ rèn luyện cho chúng ta thái độ sống tốt, sống có ích. Nói đến đây, có nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng không cần thiết phải làm thế vì những người đó không có mối quan hệ gì với ta và làm như vậy chúng ta cũng không nhận được cái gì. Nếu bạn nghĩ như thế thì bạn đã nghĩ sai rồi. Khi bạn giúp đỡ người khác bạn mong nhận lại được gì? Dù là một lời cảm ơn cùng với một nụ cười nhân ái, tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Niềm vui chính là món quà lớn nhất bạn nhận được khi bạn giúp đỡ người khác. Một ngày nào đó, khi bạn gặp khó khăn, ví dụ bạn vô tình bị ngã xe khi đang đi trên đường mà mọi người thờ ơ với bạn, không ai giúp đỡ bạn đứng dạy hoặc bạn quên không mang giấy để làm bài kiểm tra, bạn đã hỏi xin bạn bè nhưng không ai cho cả. Những lúc như vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Câu hỏi đó tôi dành riêng cho bạn.

Bạn ạ! Cuộc sống này còn nhiều điều chúng ta chưa trải qua lắm, có rất nhiều khó khăn ở phía trước. Chúng ta không thể làm mọi thứ một mình mà chúng ta sẽ cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta hãy luôn sống thật tốt, hãy luôn giúp đỡ người khác khi chúng ta có thể. Bởi một ngày bạn sẽ được nhận lại rất nhiều điều, có thể không phải từ chính họ mà từ những người khác xung quanh bạn.

Bàn về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” chúng ta sẽ nhận thấy hai mặt của cùng một vấn đề, có phải lúc nào chúng ta cũng “ở hiền” không? Và có phải chúng ta cứ “ở hiền” là sẽ gặp lành và không bao giờ gặp ác không? Đó lại là một vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ thêm. Thực ra, bạn nên nghĩ rộng ra một chút, tức là chúng ta cần có sự khéo léo và tinh tế trong cách sống và cách cư xử. Để ta có thể nhận ra ai là người thực sự tốt với ta, ai là người có thể sẽ làm hại ta, từ đó ta sẽ có cách cư xử phù hợp. Trong cuộc sống cũng có những người không tốt, họ có thể làm hại ta bất cứ lúc nào mà không cần biết lý do là gì. Đối với những người như vậy chúng ta cần đề phòng và tránh tiếp xúc.

Câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” dạy ta cách sống, dù cuộc sống có khó khăn thì ta vẫn luôn phải sống tốt với tất cả mọi người, không được làm hại người khác để đạt được những thứ mình muốn. Tuy vậy, chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt được người tốt, người xấu, có như vậy chúng ta mới điều chỉnh được thái độ, hành vi và làm hài hòa các mối quan hệ xung quanh ta.

Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" – Bài số 2

Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như: Gieo gió gặt bão, Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác… nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.

Nhưng không phải ai ở hiền cũng gặp lành và lúc nào kẻ ác cũng bị trừng trị. Do đó ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành vẫn tiếp tục được đưa ra bàn cãi. Trong cuộc tranh luận ở lớp, em cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.

Ở hiền gặp lành có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.

Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình (Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau…) thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.

Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!

Thật ra, những điều trái với quy luật nhân – quả ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau, tạo thành thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi chưa trừng trị chúng kịp thời hoặc xử lí chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, mỗi gia đình và rộng ra toàn xã hội.

Chúng ta cũng không nên hiểu ở hiền chỉ cổ nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác ; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều hay, điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống của toàn dân.

Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.

Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.

Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" – Bài số 3

Ca dao tục ngữ là những bài học được đúc kết từ rất nhiều năm và đó trở thành một phương châm sống cho tất cả mọi người, trong dân gian có rất nhiều những câu tục ngữ hay trong đó nó thể hiện được nhiều ý nghĩa và giá trị của cuộc sống, tiêu biểu lên đó là câu “Ở hiền gặp lành của nhân dân ta”.

Câu trên có ý muốn nói nếu con người ở hiền thì ắt sẽ gặp lành, và đó là câu tục ngữ mà đã rất nhiều người sử dụng như một phương châm sống cho mình. Như các bạn trong lớp em cũng vậy họ cho rằng câu đó là hoàn toàn đúng đắn và họ coi đó là một phương châm sống cho mọi người. Đã có rất nhiều người nghĩ rằng câu đó thể hiện đúng tư tưởng mà ông cha ta đã để lại từ xưa đến nay, hình ảnh đó đã khắc họa sâu sắc trong tâm trí của những người lao động Việt Nam.

Ở hiền gặp lành là truyền thống đạo lý đã có từ xưa đến nay, nó trở thành một kinh nghiệm sống, hay lời răn dạy mọi người nên sống đúng đắn để trở thành những con người có ích cho xã hội, chính vì thế, theo bản thân tôi nghĩ thì câu này là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ nó đã được đúc kết và vận dụng từ rất nhiều năm trải qua biết bao nhiêu thời kì năm tháng nó vẫn đúng trong tâm trí của những người dân Việt Nam.

Ở hiền gặp lành là truyền thống quý báu của dân tộc, đó là truyền thống mà chúng ta cần phải vận dụng và làm theo, hình ảnh đó đã khắc họa sâu sắc hình tượng của những người dân chất phác hiền lành. Và tôi nghĩ rằng một số bạn lớp tôi coi đó là một phương châm sống cũng hoàn toàn là đúng đắn, bởi nó sẽ giúp cho họ vững chắc hơn trong cuộc sống. Dám sống thẳng là chính mình, không lo sợ bất cứ điều gì hết. Sống lương thiện, “ cây ngay không sợ chết đứng”là đạo lý đúng đắn mà dân tộc của chúng ta sử dụng từ xưa đến nay.

Sống phải biết trước biết sau, phải biết coi trọng tôn ti trật tự trong xã hội, biết sống đúng đắn, làm những điều thiện, chúng ta mới cảm thấy lương tâm thực sự thanh thản, những hành động của chúng ta quyết định rất nhiều thứ, nó quyết tâm vẻ đẹp tâm hồn, và những hành động tốt đẹp sẽ góp phần làm cho xã hội của chúng ta thêm giàu đẹp và vững mạnh hơn. Những tình cảm đó thật chân thành và đáng được trân trọng.

Tuy nhiên lại có một vài người nghĩ rằng câu này chưa hẳn đã đúng bởi lẽ họ cho rằng: “ nhiều người ở hiền nhưng không gặp lành” Câu này có lẽ đáng để chúng ta bàn luận nhiều hơn, bởi quan niệm trước là bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ rất nhiều năm, trải qua bao nhiêu năm tháng nó vẫn được gìn giữ và phát huy. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề đó, và có lẽ nó cũng đúng với những hoàn cảnh đặc biệt.

Như trong cuộc sống chúng ta thấy có rất nhiều người ở hiền, nhưng họ lại gặp vào những điều không may trong cuộc sống, có lẽ đây những điều mà tại sao lại luôn có những ý kiến trái chiều về câu tục ngữ trên. Họ cho rằng ở hiền chưa hẳn đã gặp lành. Nhưng khi xét về góc độ đạo đức, những người ở hiền sẽ luôn được coi trọng và được xã hội tôn trọng. Mặc dù không biết rằng cuộc sống của họ có trải qua những điều khó khăn hay những vất vả gì đi chăng nữa, nhưng lương tâm của họ thực sự thành thản, đó là điều thực sự đáng quý.

Hình ảnh đó đã thể hiện được những quan điểm khác nhau, và trong cuộc sống chúng ta cũng thấy rất nhiều người luôn biết quan tâm và chăm sóc đến người khác, họ luôn yêu thương, chân trọng những khoảnh khắc mà cuộc sống này dành tặng cho bản thân họ. Cuộc đời cũng có lúc trải qua những biến cố thăng trầm, chính vì thế, chỉ cần đứng thẳng đầu, sống đúng đắn, thì mọi khó khăn vất vả họ vẫn vượt qua được hết mọi thứ.

Câu tục ngữ ở hiền gặp lành đã được rất nhiều người coi trọng, nó cũng có những mặt rất tích cực khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn, họ là những người luôn biết coi trọng cuộc sống, luôn đề cao đạo đức, sống để trở thành những con người có ích cho xã hội, quả đúng không bao giờ sai, hình ảnh đó luôn khắc họa trong tâm trí của những con người chúng ta cần phải ý thức được trách nhiệm cũng như cuộc sống của chính bản thân mình.

Tuy nhiên một vài người cho rằng nó sai và sống theo cách nghĩ của bản thân, tuy nhiên đôi khi nó là những điều sai trái và họ thực sự phải chịu những phê phán của xã hội.

Câu tục ngữ ở hiền gặp lành đã xuất hiện từ xưa đến nay nó như một phương châm sống để chúng ta học tập và noi theo.

Bình luận câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành" – Bài số 4

Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như: Gieo gió gặt bão, Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác… nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.

Nhưng không phải ai ở hiền cũng gặp lành và lúc nào kẻ ác cũng bị trừng trị. Do đó ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành vẫn tiếp tục được đưa ra bàn cãi. Trong cuộc tranh luận ở lớp, em cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.

Ở hiền gặp lành có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.

Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình (Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau…) thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.

Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!

Thật ra, những điều trái với quy luật nhân – quả ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau, tạo thành thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi chưa trừng trị chúng kịp thời hoặc xử lí chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, mỗi gia đình và rộng ra toàn xã hội.

Chúng ta cũng không nên hiểu ở hiền chỉ cổ nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác ; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều hay, điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống của toàn dân.

Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.

Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.

Vũ Hường tổng hợp

0