16/01/2018, 13:02

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …” – Văn mẫu lớp 7

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …” – Văn mẫu lớp 7 Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …" – Bài số 1 Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một ...

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …” – Văn mẫu lớp 7

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …" – Bài số 1

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.

Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.

Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông…

Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.

“Ai yêu nước Việt hơn người Việt

Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.

(Tình quê tình nước — Kiên Giang)

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.

Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?

Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.

Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh. Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …" – Bài số 2

Lòng yêu nước là tình cảm vốn có của những con người chân chính. Bất cứ ai cũng gắn bó với một miền quê yêu thương của mình. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:

 “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.

Qua những hình ảnh gợi tả, I-li-a Ê-ren-bua muốn nói gì về lòng yêu nước, đặc biệt đã gợi lên trong ta những suy nghĩ gì?

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng. Nhà văn Ê-ren-bua đã diễn tả nó với một hình ảnh thật sinh động. trong câu nói trên, tác giả không lý luận chung chung mà nói một cách rất cụ thể , rất dễ hiểu về lòng yêu nước của mỗi con người. hình ảnh so sánh dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển cũng giống như lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Nhà văn muốn nói lòng yêu nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc nhỏ nhặt nhất. nói cách khác, lòng yêu nước chính là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương gần gũi với mình. Đó là những tình cảm vốn có trong lòng mỗi chúng ta,nên ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng. Bỡi lẽ ai cũng sinh ra, lơn lên trong một gia đình, một quê hương nơi ấy có những con người, những cảnh vật gần gũi nhất, thân thuộc nhất. không có tình yêu đối với những người đã có công sinh thành thì không thể nào có tình yêu nhân dân rộng lớn . không có tình yêu với những cảnh vật gắn bó với mìnhtrong tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không có tình yêu đát nước được.  người con trai ra di bảo vệ Tổ quốc từ những mienf quê hương rất khác nhau, rất thân yêu, rất gắn bó với họ. đó là những miền quê nước mặn đồng chua hoặc làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Họ yêu căn nhà không lung lay trong gió, yêu mảnh ruộng nương gửi cho bạn thân cày. Tất cả đều trong cõi nhơ, đều phải được bảo vệ đến hơi thở cuối cùng . cũng trong ý nghĩa đó, giang Nam đã khẳng định:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

 Có một phần  xương thịt của em tôi

Như vậy, phải chăng nổi yêu nhà , yêu làng xóm , yêu miền quê là yêu tơ quốc còn có ý nghĩa đả phá một thứ “lòng yêu nước” mơ hồ, trừu tượng, chung chung. Trái lại cần biểu hiện bằng những tình cảm, gần gũi như yêu chùm khế ngọt, đường đi học, con diều xanh biếc, con đò nhỏ ven sông như lời thơ Đỗ Quang Trung.

Ngày nay, toàn thể dân tộc ta đã dduocj hưởng tự do và độc lập sau những ngày chiến đấu gian khổ. Sự tổn thất về người và của trong chiến tranhđang được khắc phục. em rất tựu hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Hiểu rõ được ý nghĩa câu nói trên, em quyết tâm thể hiện lòng yêu nước bằng những biểu hiện cụ thể. Trước tiên em yêu thương những người gần gũi nhất nhất như ông bà, cha mẹ, anh chị, em, bà con, làng xóm, bạn bè ,thầy cô…..bằng thái độ chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ phép. Em tự nhủ phải có ý thức giữ gìn những gì bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày của mình, gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống. đặc biệt em cần học tập chuyên cần hơn nữa, cố gắng lao động tự rèn luyện để trở thành người công dân tốt, tham gia tích cực vào hoạt động công tác xã hội. trên cơ sở đó, tình yêu nhân dân, đất nước được hình thành và phát triển.

Tóm lại, lòng yêu nước tuy trừu tượng nhưng cũng thật gần gũi, dễ hiểu vì đã gắn bó trong mỗi chúng ta. Qua cách nói của nhà văn Ê-ren-bua ta cành hiểu rõ bổn phận thể hiện lòng yêu nước ấy một cách rõ ràng và có ý nghĩa hơn qua những hành động thiết thực để xây dựng đát nước:

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Lèm nên đất nước muôn đời

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …" – Bài số 3

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Vậy truyền thống đó đã được hình thành và phát triển như thế nào?

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói về quá trình hình thành lòng yêu nước một cách sinh động và giàu hình ảnh: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Thực tế đã cho thấy điều đó là đúng. Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển.

Mọi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt Tốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng.
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết,
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.

Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật. Vì thế, mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thông đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh và giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành…  

Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ …" – Bài số 4

Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 – 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
 
Tinh thần yêu nước là một khái niệm rất trừu tượng được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh hết sức cụ thể, đầy sức hấp dẫn: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển”. Hình ảnh đơn giản như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Còn con sông Von-ga thì không đơn giản chỉ là của tự nhiên, đối với người Nga nó là linh hồn vĩ đại của Tổ quốc.
 
Và khi nhà văn so sánh hình ảnh ấy với “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” thì ta bỗng thấy quan niệm về lòng yêu nước của nhà văn chính xác và cụ thể biết bao! Bởi vì biển cả bao la đến đâu, con sông dài rộng như thế nào cũng đều bắt nguồn từ dòng nước nhỏ trên đỉnh núi cao. Lòng yêu nước cũng vậy: Tình yêu nước vĩ đại bao nhiêu cũng đều được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất: lòng yêu nhà. Vậy thì ai mà chẳng có trong mình cái cội nguồn yêu nước đó, bởi vì ai mà chẳng có gia đình, có người ruột thịt để yêu thương và tình yêu thương đó nảy nở từ thuở lọt lòng, rồi nó lớn lên và bất diệt trong mỗi con người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Gia đình lại không thể tách rời làng xóm, quê hương. Nói đến làng xóm quê hương là nói đến biết bao hình ảnh thân thuộc gắn bó với ta suốt cuộc đời. Người nông thôn thì yêu đồng ruộng, con trâu, cây đa, bến nước, yêu “chùm khế ngọt”, “con diều biếc”…. Người thành phố thì yêu tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ, yêu mùi thơm từ những cây hoa ven rừng, ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn soi đường ca đêm,… Từ những tình cảm nhớ thương những hình ảnh bình dị ấy lòng yêu Tổ quốc nảy nở, phát triển trong lòng ta như dây leo bám rễ vào đất mà ra lá, trổ hoa.

Cám ơn nhà văn đã cho ta nhận ra cái cội nguồn giản dị mà sâu thăm của lòng yêu mrớc. Gia đình, làng xóm, miền quê là cái nôi ấu thơ của mỗi con người, nơi đây có những con người, cảnh vật gắn bó như máu thịt trong ta. Nếu không da diết nhớ thương “canh rau muống”, “cà dầm tương”, không nhớ cảnh “tát nước đầu đình” thì sao tình yêu mênh mông đất nước lại đau đáu trong tim. Nếu không yêu gia đình, bè bạn thì sao có được tình yêu với “trăm nơi”?

Ta mới thấm thìa làm sao khi hình ảnh “bến nước, gốc đa” “căn nhà không… gió lung lay”, “tiếng gà trưa” và hình ảnh “tay bà khum soi trứng”…. lại làm nên sức mạnh cho những người chiến sĩ ngoài mật trận. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, lũ giặc tàn phá những gì ta hằng yêu thương, ta càng thấy sức mạnh của lòng yêu nước tiềm ẩn trong mỗi con người! Ta chiến đấu để bảo vệ gia đình, quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Biết bao người đã hi sinh cuộc đời minh cho đất nước mãi mãi yên bình. Để có được đất nước Việt Nam thoát đói nghèo, vươn lên cùng thế giới đã có bao người hao tốn công sức, trí tuệ, mồ hôi. nước mắt và có khi cả tính mạng nữa.

Cũng là những công dân, công dân tương lai của đất nước, chúng em thề hiện lòng yêu nước bằng những tình cảm và hành động thiết thực. Chúng em yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu mến, kính trọng thầy cô, thương bạn bè, yêu mái trường. Để trở thành những công dân yêu nước, chúng em còn cần cố gắng chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giữ sạch đường phố, thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ,… Như vậy là em đã vun đắp cho lòng yêu nước phát triển và ngày càng vững mạnh, mai sau trở thành những công dân có đức có tài đề đem lòng yêu nước thực hành vào công cuộc xây dựng và bảo vệ “Non nước nghìn thu”.

Trên bất cứ xứ sở nào, lòng yêu nước cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn, nhất là những dân tộc đã trải qua những cuộc “Thử lửa” như các dân tộc của nước Liên Xô vĩ đại và dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng! Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã cho chúng ta một cảm nhận thực chất như một sự khám phá ý nghĩa đích thực của lòng yêu nước. Lòng yêu nước lớn lao đó lại có sự bắt đầu từ những tình cảm dung dị, nhỏ bé; hệt như trường giang, biển cả lại bắt nguồn từ những giọt nước của một con sông lặng lẽ luồn rừng, gom nước đi ra. Hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng của ông, chúng em càng yêu hơn gia đình, làng xóm, và hiểu được ta phải xây dựng, rèn luyện lòng yêu nước từ đâu và những gì để chuẩn bị hành trang tiến vào tương lai.

Vũ Hường tổng hợp

0