26/08/2018, 17:30

Bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc

(Văn lớp 12) – Em hãy bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc Tố Hữu (Bài phân tích tác phẩm văn học của bạn Trần Thị Thúy An lớp 12A2 trường THPT Trần Phú). BÀI LÀM Tố Hữu được coi là nhà thơ hiện đại lớn nhất thế kỉ XX. Ở thơ Tố Hữu, ta nghe thấy chuyện ...

(Văn lớp 12) – Em hãy bình giảng đoạn đầu bài thơ Việt Bắc Tố Hữu (Bài phân tích tác phẩm văn học của bạn Trần Thị Thúy An lớp 12A2 trường THPT Trần Phú).

BÀI LÀM

Tố Hữu được coi là nhà thơ hiện đại lớn nhất thế kỉ XX. Ở thơ Tố Hữu, ta nghe thấy chuyện chính trị lớn lao bằng một giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, sâu lắng. Ở thơ Tố Hữu, ta còn thấy cả một niềm yêu thương gắn bó nồng đượm, nghĩa tình giữa quân và dân ta những ngày kháng chiến. Chỉ đọc 8 câu thơ đầu bài thơ “Việt Bắc”, người đọc sẽ thấy cuộc chia tay lịch sử cất lên bằng tiếng thơ ngọt ngào:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Nằm trong phong cách chung của cả đoạn trích, 8 câu thơ mang đầy đủ các đặc sắc nghệ thuật. Đó là cấu tứ theo hình thức đối đáp quen thuộc của ca dao, hát đối đáp giao duyên. Chỉ có điều, tình cảm truyền tải trong ca dao là cá nhân, riêng tư. Còn ở tác phẩm, nó là tình cảm lớn lao, tình quân dân cá – nước trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Nói chung, 8 câu đầu là tâm tình của người về, kẻ ở trong buổi tiễn đưa đầy xúc động và lưu luyến. 

>>>Xem thêm:

  • Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc
  • Soạn bài thơ Việt Bắc lớp 12
  • Nghệ thuật của cách xưng hô Mình – Ta trong bài thơ Việt Bắc
  • Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc

Trước hết, Tố Hữu bày tỏ nỗi lòng nhớ nhung, gắn bó của người ở lại với người ra đi.

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Tác giả sử dụng cách nói “mình” – “ta” dùng cho đôi lứa quen thuộc trong ca dao. Tuy nhiên, vận dụng cặp đại từ “mình” – “ta” vào hoàn cảnh bài thơ lại biến đó thành đại từ xưng hô chung cho nhóm đại chúng lớn, đó là đồng bào và cán bộ cách mạng. 

binh-giang-doan-dau-bai-tho-viet-bacbinh-giang-doan-dau-bai-tho-viet-bac

Cách điệp từ “nhớ” tới 4 lần trong 4 câu thơ cho thấy cảm hứng chủ đạo bao trùm bài thơ và cũng là những tình cảm rất tự nhiên, chân thành của một cuộc chia li. Trong giờ phút lên đường, bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương dội về, bao nhiêu băn khoăn trong chuyện nhớ – chuyện quên vương níu bước chân giã từ. 

Trong bốn câu thơ có tới 2 là câu hỏi tu từ. Chính sắc thái ướm hỏi khiến đoạn thơ như bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Một câu hỏi nhằm vào thời gian “mười lăm năm ấy”, một câu hỏi nhằm tới không gian núi, sông, nguồn… Tố Hữu như đang gợi lại cả quãng thời gian dài chiến đấu, về 1 vùng kháng chiến và thời kháng chiến. 

Tiếp tới, tác giả tập trung hơn về cuộc chia li và khung cảnh tiễn đưa hiện tại:

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Một cuộc chia li đầy bi tráng trong lịch sử như sau:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Đó là cuộc chia li đầy bi tráng, đậm chất sử thi. Còn cuộc chia li lịch sử ở Việt Bắc thì sao? Đó là cuộc chia li đậm phong vị cổ điển và nét đẹp hiện đại. 

Cổ điển ở chỗ, tâm trạng con người là “bâng khuâng”, vật chia li là “áo chàm”, không gian chia li là “cồn”. Đó là những hình ảnh thường thấy trong thơ ca cổ điển. 
Hiện đại ở chỗ, tác giả gọi chiếc áo là “áo chàm” chứ không phải “áo bào” thường gặp. Áo chàm là chiếc áo được làm từ cây cỏ lá rừng, có chứa tình nghĩa con người. Màu “chàm” gợi nhiều đến vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Bắc, thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị. Ngoài ra, cái “cầm tay” mà “không biết nói gì” cũng thật mới mẻ. Không nói nhưng như có rất nhiều điều muốn nói. Không nói nhưng trong ánh mắt và hành động chứa chan tình cảm. Cho nên, có người đã nhận xét cuộc chia tay lịch sử là cuộc chia tay “không lời”. 

Tổng kết cả 8 câu thơ đầu bài thơ “Việt Bắc”, có thể nhận thấy Tố Hữu đã để cho “mình” và “ta” đối đáp với 4 câu đầu là lời người ở lại,  4 câu sau là lời người ra đi. Từ đó tạo nên kết cấu hô ứng nhịp nhàng, diễn tả chân thực và sống động cảnh tiễn đưa. Qua đó, tài năng, phong cách và tấm lòng của Tố Hữu được bộc lộ sâu sắc. 

>>>Xem thêm:

  • Cảm nhận về khổ 10 trong bài thơ Việt Bắc
  • Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
  • Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
  • Cảm nhận đoạn thơ từ câu 43 – câu 52 trong bài thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu
  • Cảm nhận đoạn thơ từ câu 53 – câu 62 trong “Việt Bắc” – Tố Hữu
0