26/08/2018, 17:28

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

(Văn mẫu lớp 12) – Em hãy phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi (Bài phân tích tác phẩm văn học của bạn Trần Thị Cẩm Nhung lớp 12A1 trường THPT chuyên Quốc học – Huế). BÀI LÀM Nguyễn Thi người đất Nam Định nhưng được nhắc ...

(Văn mẫu lớp 12) – Em hãy phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi (Bài phân tích tác phẩm văn học của bạn Trần Thị Cẩm Nhung lớp 12A1 trường THPT chuyên Quốc học – Huế).

BÀI LÀM

Nguyễn Thi người đất Nam Định nhưng được nhắc đến là cây nhà văn của đất và người nông dân Nam Bộ. Cả cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông gắn bó sâu sắc với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này. Ngã xuống trên chiến trường Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Thi chỉ kịp để lại cho hậu thế một vài tác phẩm nhưng đủ trở thành áng văn học giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử lớn lao. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một trong số ít tác phẩm ấy.

Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được trích từ tập “Truyện và kí Nguyễn Thi”, xuất bản năm 1978. Đoạn trích kể lại lần thứ tư Việt tỉnh lại sau khi bị thương nằm tại chiến trường. 

Về nội dung, tác phẩm khắc họa hình tượng nhân vật Việt và Chiến mang tính cách và tâm hồn tiêu biểu cho thế hệ trẻ xung phong cứu nước của đồng bào Nam Bộ. 

>>>Xem thêm:

  • Phân tích hình ảnh con người Nam Bộ qua truyện Những đứa con trong gia đình
  • Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những Đứa Con Trong Gia Đình
  • Phân tích nhân vật chiến và việt

Nhắc tới nhân vật Việt, ta thấy chất điển hình của người dân Nam Bộ trong sáng, tình nghĩa và kiên cường, sắt son với Tổ quốc. Việt mang nét hồn nhiên của một cậu con trai mới lớn. Việt thích tranh giành với chị Chiến. Từ chuyện xâu ếch, chiến công bắt giặc đến đi tòng quân cũng tranh với chị. “Tôi 18 tuổi, chị tôi 19 tuổi”, Việt ngầm khẳng định rằng bản thân chỉ kém 1 tuổi, không hề thua chị Chiến việc gì. Ngay tới hành trang tòng quân cũng có độc cây “ná thun” – chạc ổi chú Năm làm cho là quý nhất. Việt còn là chàng trai giàu tình cảm. Bị thương nằm tại chiến trường, Việt nhớ lại những hồi ức xưa về ba má, chú Năm, chị Chiến… Việt nhớ và hướng về đồng đội còn đang chiến đấu. Việt cũng rất dũng cảm, kiên cường khi đối mặt với kẻ thù. Việt đuổi theo chiếc xe bọc thép, chèo lên và liền tay thả ngay quả pháo vào khoang xe. Việt dũng cảm chủ động tìm giặc mà đánh. Bị thương, nằm bất động tại chiến trường nhưng ngón tay Việt vẫn sẵn sàng bóp cò nếu có tên giặc nào tới. Việt mang tư tưởng và tinh thần điển hình cho người Nam Bộ dũng cảm, oanh liệt. 

phan-tich-tac-pham-nhung-dua-con-trong-gia-dinhphan-tich-tac-pham-nhung-dua-con-trong-gia-dinh

Nhắc tới Chiến, ta thấy một người phụ nữ trung hậu, đảm đang và mạnh mẽ, kiên cường. Chiến có sắc vóc chắc khỏe với bắp tay tròn sạm đỏ cháy nắng, thân người chắc nịch và bước chân đi bình bình. Mặt khác, Chiến đảm đang gánh vác cả gia đình thay cha và nuôi nấng những đứa em thay mẹ. Tiếng hát ru đưa thằng út em vào giấc ngủ, giọng nói trìu mến, cử chỉ nhẹ nhàng, sống chu đáo và bao dung. Việc nhà, việc tâm linh Chiến đều làm tốt. Ngay đến việc nước, Chiến cũng chẳng ngại ngần. Chiến dũng cảm tựa như nữ anh hùng Võ Thị Sáu. “Nếu giặc còn thì tao mất”. Đó là lời thề nguyện của một con người căm thù giặc sâu sắc và yêu nước thiết tha. Nhân vật Chiến điển hình cho người phụ nữ Nam Bộ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. 

Về đặc sắc nghệ thuật, truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi nổi bật nên ở nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật và xây dựng tình huống truyện. Tác giả mượn hình ảnh kí ức nhân vật Việt khi Việt bị thương nằm tại chiến trường để kể câu chuyện về những đứa con trong gia đình vừa chân thực, vừa tự nhiên. Hệ thống các hình ảnh, chi tiết đặc sắc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật xuất sắc. Các hình ảnh về bàn thờ má, cuốn sổ gia đình, nhân vật chú Năm… đều giàu tính biểu tượng. Qua đó, Nguyễn Thi ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người Nam Bộ trong những ngày tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ nhưng hào hùng. 

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi giàu giá trị văn học và giá trị lịch sử. Tác phẩm đã truyền cảm hứng sống, lao động và cống hiến cho thế hệ trẻ ngày nay. 


 

0