15/01/2018, 22:49

Bản tin Tết 2017: Những điều cần lưu ý trong ngày Tết

Bản tin Tết 2017: Những điều cần lưu ý trong ngày Tết Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đang đến rất gần, bên cạnh những vật dụng thiết yếu trong nhà cần sắm sửa thì nhiều ...

Bản tin Tết 2017: Những điều cần lưu ý trong ngày Tết

Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đang đến rất gần, bên cạnh những vật dụng thiết yếu trong nhà cần sắm sửa thì nhiều gia đình cũng tìm hiểu tham khảo xem trong ngày Tết cần kiêng kỵ những điều gì. Dưới đây là một số điều lưu ý trong ngày Tết mọi gia đình nên tham khảo.

Bản tin Tết 2017: Cúng Giao thừa như nào cho đúng

Bản tin Tết 2017: Cúng Tất niên như nào cho đúng

Bản tin Tết 2017: Cúng ông Công ông Táo như nào cho đúng

Những điều cấm kỵ trên ban thờ ngày Tết

Không được để bát hương chông chênh, không chính giữa bàn thờ

Trên bàn thờ bao giờ cũng phải thờ ba bát hương, bát chính giữa là to nhất để thờ các quan thổ công, thổ thần, Táo quân... Hai bát hai bên là thờ ông bà, tổ tiên của gia đình.

Với những gia đình có điều kiện thì thường có ngai thờ, đỉnh đồng... kèm theo trên bàn thờ. Còn các gia đình bình thường thì nên có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Không dùng bát hương bằng đá trên bàn thờ

Bát hương trong bàn thờ gia đình nên dùng bát hương bằng sứ hoặc có điều kiện hơn thì dùng bát hương bằng đồng. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với các đền, miếu, chùa...

Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong những ngày Tết

Bát hương sau khi được "an ngôi, chính vị" thì phải để nguyên, không được xê dịch hay chuyển sang bên trái hoặc bên phải bàn thờ. Bởi điều này sẽ không tốt.

Với các gia đình cúng ngày 30 kèm theo việc rút chân hương thì người rút có thể là vợ hoặc chồng hoặc nhờ người khác.

Nhưng phải đảm bảo tay sạch sẽ, thanh tịnh. Khi rút thì rút từ từ, tránh để vương vãi tro trong bát hương ra ngoài.

Để lại chân hương trong bát phải là số lẻ và các chân hương còn lại có thể mang ra sông, hồ hoặc hóa. Nếu kệ hoặc bát hương bị kênh thì phải dùng giấy tiền hoặc vàng mã để kê, không dùng các thứ khác.

>> Xem thêm: 9 điều kiêng kỵ quan trọng trên ban thờ ngày Tết

Cách lau dọn bàn thờ đúng cách ngày Tết

Thứ tự cần làm khi lau dọn ban thờ

Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình nên cần đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm. Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ.

Có 2 thời điểm bao sái:

  • Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời;
  • Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).

Trước khi bao sái, cần bày thanh bông, hoa quả, xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và bàn thờ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học), chổi, khăn lau bàn thờ nên dùng riêng, không nên dùng chung. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ (cẩn thận hơn có thể dùng vải điều, giấy đỏ đặt lên bàn hoặc mâm), rồi hạ bát hương, bài vị xuống để lau. Nên dùng chiếc thìa sạch xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương. Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để làm thanh sạch bàn thờ.

>> Xem thêm: Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Các loại hoa không được đặt trên ban thờ

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Hoa ly

Hoa ly khá rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên nhưng có thể dâng được ở nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên.

Hoa phong lan

Là loài hoa đẹp, bền được nhiều người mua cắm bàn thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ "phong" gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.

Hoa lan móng rồng

Đây là loại hoa thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi của hoa cũng không đẹp, chính vì vậy mà loài hoa này không dùng để thờ cúng tổ tiên.

Hoa đại (sứ, chămpa)

Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn.

Hoa nhài

Hoa nhà là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (ví dụ: hoa nhài cắm bãi phân trâu).

>> Xem thêm: 9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ

Những điều cần tránh khi đi chùa ngày Tết

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Không nên đi lại khệnh khạng trong chùa

Nhiều người vào chùa chỉ vội vàng làm lễ, đi lại khệnh khạng, không chào hỏi các sư, đây là điều kiêng kỵ. Khi vào chùa, bạn nên dùng Phật danh " A di đà Phật" thay thế tên gọi để mở lời chào hỏi các vị tăng ni phật tử trong chùa, khi về cũng dùng câu này thay lời chào tạm biệt, công đức mang lại vô lượng cho cả người vãn cảnh của và nhà chùa.

Không nên ăn mặc xuề xòa khi đi chùa

Khi vào lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kiêng kị không mặc váy ngắn, quần ngắn, quần áo hở da hở thịt gây tạp uế Phật đường, phạm giới bất kính khiến công quả tiêu tán, quả báo vô cùng.

Không đi giày dép vào Phật đường, tam bảo

Tam Bảo, Phật Đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh. Tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Náo loạn tam bảo là tội lớn, vì thế không đi giày dép vào nơi đây, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Nhiều người thường không mấy chú ý đến điều này.

>> Xem thêm: Những kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết

Cúng tất niên vào ngày nào tốt năm 2017

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống, lễ vật thiết cúng không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu là "giàu làm kép hẹp làn đơn" miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đất, trời, Phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an gia đạo trong một năm qua... Lễ cúng tất niên được tổ chúc vào ngày cuối cùng của năm tuy nhiên nếu bạn có tổ chức lớn và có khách mời bạn nên tổ chức vào nhưng ngày cuối tuần. Năm nay bạn làm lễ cúng tất niên vào 2 ngày 29 và 30 tháng chạp năm Bính Thân tức ngày 26 và 27 tháng 1 năm 2017.

Nên cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Cúng giao thừa dù là trong nhà hay ngoài trời là thời điểm thiêng liêng mà mỗi gia đình đều thực hiện vào đêm 30 Tết. Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Dẫu vậy, cúng giao thừa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết, nhiều người cho rằng đến thời điểm giao thừa (12 giờ đêm hay còn gọi là 0 giờ 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục đích là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết.

Năm Dậu có cúng gà hay thịt gà nữa không?

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Hiện nay nhiều gia đình Việt Nam đã không làm nông nghiệp, câu chuyện gà gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến, văn hoá ấy bị mờ dần khiến cho người không hiểu. Thay vì cúng gà, người ta cúng bằng một khổ thịt vai hay một cái chân giò.

Thậm chí, người ta còn dùng tư duy tư biện hiện đại để suy diễn rằng năm Tỵ thì không cúng gà vì rắn vồ gà, năm Dậu cũng không cúng gà vì đã là năm gà thì không cúng gà nữa.

Theo những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì đó là những lí giải tư biện so với nghi lễ xưa. Những thứ cúng thay thế như miếng thịt lợn hay chân giò chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hoá.

Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam, những thế hệ sau cần phải gìn giữ truyền thống có từ lâu đời này, không nên vì ảnh hưởng của thời cuộc làm mai một đi một nét đẹp trong phong tục dân tộc của Việt Nam.

>> Xem thêm: Năm Đinh Dậu có được phép cúng thịt gà?

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

>> Xem thêm: Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng phong tục truyền thống

0