02/03/2018, 22:36

Bài viết về chủ đề Những chủ nhân tương lai

BÀI LÀM 1 (Chuyện kể: “Út Vịnh”) Những thanh thiếu niên của hôm nay chính là chủ nhân tương lai của Tổquốc. Các em là lực lượng to lớn do gia đình, xã hội nuôi dưỡng và đào tạo. Đa phần thế hệ trẻ đều ý thức điều đó. Chuyện kể về Út Vịnh giúp em hiểu ...


BÀI LÀM 1

(Chuyện kể: “Út Vịnh”)

Những thanh thiếu niên của hôm nay chính là chủ nhân tương lai của Tổquốc. Các em là lực lượng to lớn do gia đình, xã hội nuôi dưỡng và đào tạo. Đa phần thế hệ trẻ đều ý thức điều đó. Chuyện kể về Út Vịnh giúp em hiểu biết thêm về hành động, việc làm mà những công dân nhỏ tuổi đã thực hiện.

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em”. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu, học sinh cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu đi qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn, một học sinh rất nghịch, thường chạy thả diều trên đường tàu. Vịnh thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi trên đường tàu nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió thổi từ sông Cái vào mát rượi. Vinh đang ngồi học bài, bỗng nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

– Hoa, Lan, tàu hoẳ đến!

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã làn ra khỏi đường tàu còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét lên.

Đoàn tàu vừa réo còi, vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm lăn lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trong đường li, kẽ tóc.

Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động nói không nên lời.

Chuyện kể Út Vịnh cho em biết về lòng can đảm, việc làm cần kíp của Út Vịnh. Cũng như em, Út Vịnh là học sinh, là những công dân tương lai của đất nước. Chúng em cần phải học tập giỏi, nhanh nhẹn và can đảm và cần thiết nhất là phải hiểu biết để đừng làm sai trái như Hoa và Lan.

BÀI LÀM 2

(Chuyện kể “Lớp học trên đường”)

Trẻ em ở khắp mọi nơi trên thế giới đều là những công dân mai sau. Trong bất kì hoàn cảnh nào, trẻ em cũng cần phải được học tập, rèn luyện. Có những trẻ em được đến trường trong vòng tay nâng niu của bố mẹ và cô giáo. Có những em phải lưu lạc, cơ nhỡ, mồ côi… Tất cả dù trong hoàn cảnh nào cũng cần phải học tập. Câu chuyện “Lớp học trên đường” giúp em hiểu rõ hơn về điều đó.

Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy bụi.Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:

– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành từng tiếng.

Từ hôm đó, trong túi của Rê-mi lúc nào cũng đầy những mảnh gỗ dẹt. Không bao lâu, Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác, không phải ngày một, ngày hai mà đọc được.

Khi dạy Rê-mi, cụ Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không thể đọc lên những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy Vi-ta-li đọc lên. Buổi đầu, Rê-mi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Những nếu Rê- mi thông minh thì Ca-pi có trí nhớ rất tốt. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không baogiờ quên. Một hôm, Rê-mi đọc sai, thầy Vi-ta-li nói:

– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.

Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi. Từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào. ít lâu sau, Rê-mi đã biết đọc trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái. Cụ Vi-ta-li hỏi Rê-mi:

– Bây giờ con có muốn học nhạc không?

Rê-mi trả lời thầy Vi-ta-li:

– Đấy là điều conthích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

Bằng một giọng cảm động, thầy Vi-ta-li bảo Rê-mi:

– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

Lưu lạc, cơ nhỡ nhưng Rê-mi là một đứa trẻ hiếu học. So với chúng em, Rê-mi thiếu mọi phương tiện. Nhân vật Rê-mi trong tác phẩm “Không gia đìnli” rất đáng, khâm phục.

Nhà cách mạng lỗi lạc người Nga Vla-đi-mia I.lích Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Bể học mênh mông, kiến thức của nhân loại là vô tận, gần như là không có giới hạn. Thế nên, thế hệ của chúng em phải biết tự chủ chọn lựa ngành học phù hợp khả năng của mình thì mới có thể phát triển, tự nuôi sống mình, giúp đỡ bố mẹ và cống hiến cho xã hội.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

0