31/03/2021, 15:33

Bài văn thuyết minh về Văn miếu Quốc Tử Giám số 4 - 12 Bài văn thuyết minh về Văn miếu Quốc Tử Giám lớp 8 hay nhất

Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Quốc gia. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt nam lưu giữ và tôn vinh những học giả tài trí của dân tộc. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Quốc Tử giám được xếp hạng di tích lịch sử ...

Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Quốc gia. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt nam lưu giữ và tôn vinh những học giả tài trí của dân tộc. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Quốc Tử giám được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962 và cho đến nay, đây vẫn luôn là một điểm thu hút nhiều khách du lịch không thể bỏ qua khi tới thăm thủ đô Hà Nội.


“Năm canh tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 đời lý thánh tông, mùa thu tháng 8 làm văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây”. Từ nền tảng đó, Văn miếu Quốc tử giám tiếp tục trùng tu và xây dựng cho đến ngày 13/7/1999, khi thành Phố Hà Nội khởi công xây dựng công trình nhà thái học trong khu Văn Miếu quốc tử giám. Nơi đây đã cho ra đời rất nhiều nhân tài của đất nước. Trải qua bao nhiêu năm, vô vàn các bia gạch đá tiến sĩ đã được xây dựng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ các nhân tài.


Di tích lịch sử Văn Miếu có diện tích 54.331m2 gồm: Hồ Văn, vườn giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Phía trước cổng lớn là tứ trụ, hai bên tứ trụ có hai bia “Hạ mã”. Nội tự được chia làm năm khu vực, mỗi khu vực được phân chia nhằm dựng bia và thờ bài vị của các học giả tài ba khắp cả nước. Khi du khách tới tham quan khu bia đá, chúng ta có thể tìm thấy tên tuổi của nhiều danh nhân từng được nhắc đến trong các sách sử Việt nam như: nhà sử học Ngô Sĩ Liên- Tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư hay nhà bác học Lế Qúy Đôn,…


Thông qua các tấm bia, chúng ta không chỉ được mở mang hiểu biết về thân thế sự nghiệp của các sử thần Việt nam, ta còn được biết thêm về mối quan hệ bang giao giữa các nước khu vực Đông Nam á. Đây được xem là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt nam. Cho đến nay, phần lớn các hoa văn và văn tự trên bia đá còn rõ nét. Chữ viết và phong cách trang trí của mỗi dáng bia, đầu rùa đều mang dấu ấn thời đại tạo nên chúng.


Nổi bật trong khuôn viên Quốc Tử giám là chiếc chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, mang nhiều giá trị lịch sử lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ xương, mặt ngoài khắc bài mình viết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng của chiếc chuông.


Văn Miếu Quốc tử giám luôn đề cao “nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Vì thế nơi đây là chiếc nôi nuôi dưỡng rất nhiều tài năng được trọng dụng qua thời nhà Lê, Mạc, Nguyễn…Điều này tạo nên một tập tục của người Việt, trước khi đi thi đều tìm đến nơi đây để cầu mong được may mắn và tịnh tâm, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi.


Một sự kiện nổi bật về di tích này chính là đã được UNESCO công nhận bia tiến sĩ văn miếu- quốc tử giám là di sản tư liệu quốc tế. Đây là niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt Nam, và của lịch sử phát triển loài người nói chung.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Cùng chủ đề
0