31/03/2021, 15:30

Bài văn thuyết minh về cây lúa số 14 - 15 bài văn thuyết minh về cây lúa hay nhất

“Trời cao đất rộng thênh thang Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng Cá tươi gạo trắng nước trong Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.” Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng ...

“Trời cao đất rộng thênh thang
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
Cá tươi gạo trắng nước trong
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.”


Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng nàn tình người, tình quê. Cây lúa là một trong những biểu tượng của quê hương Việt Nam, chính vì vậy mỗi người con Việt Nam khi xa quê đều nhớ về quê hương với cánh đồng lúa bao la, bát ngát mênh mông. Cây lúa vừa mang tính biểu tượng, bên cạnh đó nó cũng là nguồn lương thực chính của Việt Nam và hầu hết các nước châu Á.


Cây lúa và hình ảnh con trâu đi trước cái cầy đi sau đã là một hình ảnh bình dị, gần gũi thân thuộc và đi vào tiềm thức con người Việt Nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn Việt Nam qua hàng bao đời nay. Là một nước nông nghiệp chính vì vậy lúa là loại cây lương thực chính với số lượng lớn ở Việt Nam.


Ở châu Á thì lúa được coi là cây lương thực chính trong năm loại cây lương thực: ngô, lúa mì, sắn, khoai tây và là nguồn lương thực quan trọng cho hầu hết các nước châu Á và trong đó có Việt Nam lúa là cây trồng nông nghiệp gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay nên lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho người nông dân. Lúa được xếp vào loại cây ngũ cốc.


Lúa là thực vật được xếp vào các loài cỏ đã thuần dưỡng vì vậy lúa có thân mềm, lá lúa dài mềm, thuôn nhọn về phía đầu lá, cây lúa thường có hình dáng nhỏ và cao khoảng 50cm. Để tạo ra những hạt gạo trắng ngần yêu cầu sự đòi hỏi chăm sóc, tưới tiêu rất cẩn thận của người nông dân. Lúa là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lúa có bộ rễ chùm. Lúa là loại cây thân mềm nên được người nông dân trồng sát nhau xếp thành từng hàng, từng lối thẳng hàng.


Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau, khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.


Cây lúa có hai mầu lá xanh và vàng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa có màu khác nhau. Khi mới trồng và trong giai đoạn phát triển lúa có màu xanh và khi lúa chín cây lúa tự chuyển sang màu vàng. Đặc biệt trong giai đoạn lúa chín, những bông lúa sẽ tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, đó là hương thơm rất khó để có thể diễn tả được, phải tự bản thân mình tận hưởng mùi hương ấy mới có thể thấy hết sự trong trẻo nồng nàn trong hương thơm ấy.


Hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi mang đi xát vỏ ngoài sẽ thu được hạt gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Tuy chỉ là những phụ phẩm nhưng trấu cũng có những công dụng của nó như để lót chuồng ủ làm phân, làm đất trồng cây. Còn cám sẽ được người dân tận dụng làm tức ăn cho gia súc, gia cầm.


Để trồng được một cây lúa cho ra những hạt thóc chắc mẩy ta cần chọn những hạt thóc chắc mẩy không sâu bệnh để làm giống. Rồi lấy những hạt thóc đó gieo xuống vùng đất thích hợp, để một thời gian chờ những hạt thóc đó lên mầm phát triển thành mạ. Khi chúng lên mạ, những cây lúa con (mạ) sẽ được người dân mang ra đồng cấy, chăm bón để trở thành những cây lúa trưởng thành. Trong giai đoạn này yêu cầu người dân chăm sóc cây kỹ lưỡng và chế độ nước tưới tiêu và phân bón hợp lý sau khoảng thời gian cần thiết lúa sẽ trổ bông và chín.


Lúa là loại cây trồng gắn bó với mỗi người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lúa có những công dụng thiết thực trong cuộc sống. Trước hết cây lúa sản sinh ra những hạt gạo nguồn lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi chúng ta. Gạo còn là một trong những loại lương thực xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.


Với những lợi ích kinh tế của việc trồng lúa dần dần trồng lúa trở thành một nghề chính gia tăng kinh tế trong từng hộ gia đình. Gạo không chỉ nấu lên thành cơm, mà ngày nay gạo còn biến thành các món ăn khác nhau. Với những lợi ích công dụng của mình, cây lúa dần dần trở thành cây trồng chính trong các loại cây nông nghiệp ở Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Cùng chủ đề
0