31/03/2021, 15:30

Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Lợn cưới, áo mới" số 8 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Lợn cưới, áo mới" hay nhất

“Lợn cưới, áo mới” là một trong những truyện cười hay của văn học dân gian nước ta. Câu chuyện ngắn gọn tựa như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc chạm trán đầy bất ngờ và thú vị của hai anh chàng cùng khoe của. Một anh khoe chiếc áo mới may và một anh khoe con lợn cưới. Cả hai đều ...

“Lợn cưới, áo mới” là một trong những truyện cười hay của văn học dân gian nước ta.


Câu chuyện ngắn gọn tựa như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc chạm trán đầy bất ngờ và thú vị của hai anh chàng cùng khoe của. Một anh khoe chiếc áo mới may và một anh khoe con lợn cưới. Cả hai đều khoe của một cách lố bịch, do đó đã làm bật ra tiếng cười châm biếm của dân gian.


Tính khoe khoang là một nhược điểm của con người trong xã hội. Trong truyện, hai anh chàng đều có tinh khoe khoang gặp nhau. Đây không phải là khoe thài năng, trí tuệ, học thức… hay công lao đóng góp cho xã hội mà là khoe của. Người có tính khoe của là người thích phô trương những của cải của mình cho người khác biệt, dù rằng chỉ một “chiếc áo mới may” hoặc một “con lợn cưới”. khi khoe của, họ sung sướng và thấy mình có của hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hãnh diện. Nhưng của cải đâu phải là thước đo giá trị của con người, đâu làm cho con người được tôn vinh, đáng khâm phục mà trái lại người khoe của làm cho mình bị hạ tháp giá trị con người.


Anh khoe áo mới thật đáng chê cười. Các cụ già xưa thường nói: “Già bát cơm canh, trẻ manh áo mới”. Trẻ con thật thích thú khi có chiếc áo mới. Thuế nhưng, anh chàng nọ đâu phải là trẻ con mà lại khie áo mới như vậy. Chi tiết “anh dướng mãu từ sáng đến chiều” thật nực cười. Nó làm lố bịch hoàn toàn tính khoe khoang của anh. Khi gặp anh chàng tìm “lợn cưới” thì tính khoe của anh ấy lại lộ rõ.


Người ta hỏi lợn cưới thì anh lại giơ ngay vạt áo ra bảo rằng: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Anh đã lợi dụng câu trả lời để khoe áo mới, bởi vậy phần đầu câu trả lời là thừa, không ăn nhập vào trọng tâm câu trả lời. Người ta hỏi lợn nhưng anh lại đề cập đến áo mới, làm cho câu trả lời trở nên lạc lõng, chỉ lộ rõ sự khoe áo mới của anh mà thôi.


Còn anh tìm lợn lại khoe của trong hoàn cảnh đặc biệt hơn. Anh đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn bị sổng, thế mà vẫn không quên khoe khoang. Đi tìm lợn, lẽ ra phải hỏi con lợn, nhưng anh lại hỏi con “lợn cưới”. Cũng giống như anh khoe áo mới, anh tìm lợn lợi dụng câu hỏi để khoe khoang. Từ “cưới” trong câu hỏi của anh cũng bị thừa, không xoáy sâu vào vấn đề hỏi mà lại xoáy sâu vào vấn đề khoe. Cả hai anh cùng khoe của chạm trán nên đã gây cười cho dân gian. Tiếng cười châm biếm khuyên ta hãy sống thật giản dị, khiêm tốn, chân thành vị không huyênh hoang, khoác lác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0