31/03/2021, 15:36

Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Buổi học cuối cùng" số 2 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn hiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Mở đầu câu ...

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn hiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.


Mở đầu câu chuyện là một buổi đi học trễ của cậu bé Phrang, ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho cậu bé muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng chú đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường, trên đường tới trường, chú cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình chú đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrang “tiếng ông ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phrang đi học muộn nhưng thầy Hamen lại rất ân cần thay vì giận dữ “Phrang, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.


Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Hamen nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng, lời thầy nói trong nghẹ ngào và điều tồi tệ hơn đó là từ nay về sau nước Pháp không còn được học tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Phrang đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay, cậu bé choáng váng, xúc động vô cùng và không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrang đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.


Những lời bộc bạch của thầy Hamen chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Sự thờ ơ trong việc học của mọi người, sự lơ là trong việc dạy của chính thầy trong suốt thời gian qua đã phải giá. Để rồi trong buổi học cuối cùng ấy ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới…nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.


Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất, nó như là một tự truyện của cậu bé Phrang, những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân chật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0