31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" số 8 - 8 Bài văn phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận lớp 9 hay nhất

Trở về với cuộc sống mới, Huy Cận lập tức tìm cách hòa nhập với mọi người, với nhiệm vụ của đất nước. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là bài ca dạt dào niềm vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống mới; là tiếng reo vui của nhà thơ trước sức sống mạnh mẽ của ...

Trở về với cuộc sống mới, Huy Cận lập tức tìm cách hòa nhập với mọi người, với nhiệm vụ của đất nước. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là bài ca dạt dào niềm vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống mới; là tiếng reo vui của nhà thơ trước sức sống mạnh mẽ của nhân dân, đất nước. Nổi bậc trong bức tranh lao động là vẻ đẹp hình ảnh người lao động trên biển, khỏe khoắn, mạnh mẽ và tràn đầy niềm tin tưởng. Họ làm chủ công việc, làm chủ cuộc sống, làm chủ cả thiên nhiên và vũ trụ.


Sự kết hợp hài hòa giữa hai nguồn cảm hứng: cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới đã làm nên vẻ đẹp bài thơ. Thế nhưng, cảm hứng chủ đạo vẫn là cảm hứng về con người trong cuộc sống lao động mới. Thiên nhiên, vũ trụ chỉ là nền cảnh để vẻ đẹp con người lao động kiên cường tỏa sáng. Trong bức tranh lao động trên biển ấy, hình ảnh con người hiện lên phi thường, kì vĩ. Họ ra khơi với niềm vui, niềm hăm hở chinh phục sông dài, biển rộng:


Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi


Hình ảnh “đoàn thuyền” ào ạt ra khơi gợi không khí đông vui trên bến cảng, gợi lối làm ăn tập thể của Hợp tác xã đánh cá Hạ Long. Phụ từ “lại” chỉ hành động lặp lại nhiều chứng tỏ cảnh những đoàn thuyền ra khơi trong những chiều hoàng hôn đó là nếp sinh hoạt quen thuộc của bà con vùng mỏ Quảng Ninh. Âm thanh tiếng hát vang vang… Biện pháp nói quá gợi hình ảnh đẹp “gió căng buồm” đẩy thuyền lướt nhanh. Nó còn bộc lộ niềm hăm hở, phấn chấn của người lao động muốn ra khơi chinh phục biển trời, mang về những phẩm vật quý giá của biển khơi.


Người lao động ở vị trí trung tâm, tư thế hoàn toàn chủ động khi làm chủ quê hương, làm chủ cuộc đời. Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước:


Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng


Giọng thơ chứa đầy niềm tự hào, yêu thương khi khẳng định “thuyền ta” là hình ảnh hoán dụ chỉ những con người lao động. Động từ “lướt” chỉ sự chuyển động nhanh, nhẹ nhàng phơi phới. Biện pháp nói quá tạo vẻ đẹp con thuyền như chắp cánh bay lên. Người lao động đang ở tư thế trung tâm của vũ trụ, sánh ngang tầm với vũ trụ thiên nhiên. Cuộc chinh phục thiên nhiên của người lao động không ít những khó khăn. Biển khơi lấy gió để cản bước biến, lấy độ xa để đo chí, độ sâu để thứ thách lòng can đảm.


Người lao động đã vận dụng kinh nghiệm “cha truyền con nối” để bẻ cánh lái theo chiều gió, dùng sức mạnh của đội thuyền của họ để xông thẳng ra khơi xa, áp dụng khoa học kĩ thuật để “dò bụng biển”. Lao động của họ có sức mạnh của tập thể. Bước vào buổi lao động như người chiến sĩ bước vào một trận chiến đấu. Với họ, “biển khơi là chiến trường, lưới thuyền là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Hậu phương thi đua với tiền phương”. Họ cần cù ân cần cống hiến cho bến cảng quê hương.


Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng


Thời gian trong thơ dịch chuyển “trăng cao” rồi “sao mờ” chứng tỏ họ đã làm việc miệt mài suốt đêm qua. Lao động của họ vất vả nhưng tiếng hát lời ca vẫn thể hiện niềm lạc quan phơi phới. Trong nền bình minh, thư thế của người lao động đang kéo lưới tạc vào đất trời vẻ đẹp rắn rỏi, chắc nịch như một bức tượng đồng. “Chùm cá nặng” là thành quả thu được sau một đêm nhọc nhằn.


Công việc lao động trên biển như là một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Người lao động làm việc với tất cả lòng dũng cảm, sự hăng say, trí tuệ nghề nghiệp, tâm hồn phơi phới. Họ hiểu đại dương và đêm tối như thấu hiểu chính mình. Niềm tin và ý chí của họ tràn ngập trong gió, trong sóng, trong từng hơi thở của vũ trụ:


Câu hát căng buồn cùng gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.


Âm thanh tiếng hát vang suốt hành trình ngày lao động. Tiếng hát lặp đo lặp lại bốn lần như một bài ca lao động hăng say. Tác phẩm nhân hoá đoàn thuyền cùng mặt trời chạy đua để về kịp bến cảng sớm nhất. Chi tiết “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” chứng tỏ con người đã chiến thắng thiên nhiên.


Có thể nói, cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh sơn mài rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa rất độc đáo với thân hình gân guốc, chắc khỏe cùng thành quả thu về “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Màu hồng của bình minh làm ấm sáng bức tranh lao động. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ.


Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người lao động trên biển, vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp con người lao động mới, ca ngợi khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước: Tập làm chủ, tập làm người xây dựng. Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0