31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích Tựa "Trích diễm thi tập" số 7 - 8 Bài văn phân tích Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương

Trích diễm thi tập được biên soạn bởi Hoàng Đức Lương và nó là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Trích diễm thi tập góp phần vào nâng cao ý thức và nhận thức của nhân dân trong việc truyền bá rộng rãi văn hóa dân tộc đồng thơi thể hiện ý thức ...

Trích diễm thi tập được biên soạn bởi Hoàng Đức Lương và nó là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Trích diễm thi tập góp phần vào nâng cao ý thức và nhận thức của nhân dân trong việc truyền bá rộng rãi văn hóa dân tộc đồng thơi thể hiện ý thức trách nhiệm về niềm tự hòa và tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam

Trong trích Diếm thi tập tác giả đã nêu ra lí do tại sao mà thơ ca lại không được lưu truyền rộng rãi. Và trong đó bốn nguyên nhân chính của việc thơ ca không được lưu truyền. qua đó cũng thể hiện những góc nhìn và ý thức của người biên soạn và tâm huyết của ông dành cho thơ cơ và nền văn hóa của ông cha ta để lại.


Thứ nhất trong sáng tác văn chương chỉ có thi sĩ nhà thơ mới thấy được cái hay cái đẹp trong thi ca của họ mà thôi cho nên thơ ca không được lưu truyền, bởi đã không ai hiểu chỉ có những nhà thơ mới hiểu thì làm sao có thể truyền lưu được. Thứ hai là người có học, bản thân họ luôn luôn bận rộn trong quan trường và khoa cử cho nên ít có thời gian dành cho thơ ca. Điều thứ ba là có người quan tâm về thơ ca nhưng lại không đủ năng lượng và kiên trì. Họ thiếu tâm huyết và lòng nhiệt thành đối với thi ca


Và cuối cùng một lí do cũng góp phần vào nguyên nhân tại sao mà thơ ca không được lưu truyền đó chính là do Chưa có lệnh lưu truyền thơ ca do nhà vua Ban hành. Không chỉ dừng lại ở những nguyên nhân chủ quan mà còn liên quan tới những nguyên nhân khách quan khiến cho thơ ca không được lưu truyền rộng rãi. những thơ ca cho tới ngày nay không được lưu truyền là do thời gian và bom đạn. Đó là sự phá hủy hủy diệt của chiến tranh không chỉ là chết người mà nó còn mang đi cả những thơ ca nữa. Cứ như thế thơ ca ngày càng mai một và không nhiều người còn nhớ rõ tới sự tồn tại của những tác phẩm lừng lẫy hay nổi tiếng nữa.


Bước sang đoạn tiếp theo Hoàng Đức Lương thể hiện những động cơ thôi thúc ông làm nên việc biên soạn của ông, và qua những biến cố khó khăn thử thách ấy, ông vẫn làm nên được một cuốn thu thập những tác phẩm hay và có giá trị, qua đó thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc đối với văn chương mà cha ông để lại. đó chính là những tác phẩm mang những nét tinh túy và thuần khiết của Nền văn học nước nhà.


Những khó khăn nối tiếp khó khắn nhưng chưa bao giờ Hoàng Đức Lương có ý định từ bỏ công việc này của mình chính ông đã nghĩ tơi những lợi ích và trách nhiệm của việc thu thập văn chương thơ ca mang lại. nhưng chính động lực về niềm tự hào tự tôn về những giá trị của dân tộcvà ý thức trách nhiệm của cá nhân tác giả về giữ gìn bảo vệ những văn hóa đã thoi thúc ông không ngừng cố gắng để hoàn thành


Qua Trích Diếm Thi tập Hoàng Đức Lượng không những đã thể hiện được tầm quan trọng của việc sưu tầm những bài thơ của ông cha ta mà còn khơi gợi ra những khó khăn muôn trùng khi làm công việc sưu tầm thơ ca. Bên cạnh đó những gì ông làm và nói ra cho chúng ta hiểu được mọi công việc đều đòi hỏi sự nỗ lực và thành quả chính là trái ngọt mà chúng ta sẽ được nhận lại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0