31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh số 4 - 10 Bài văn phân tích truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh hay nhất

Thanh Tịnh được biết đến là cây bút truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Những câu văn của ông đậm chất trữ tình, dạt dào thứ tình cảm trong sáng, đằm thắm. Nhắc đến Thanh Tịnh người ta sẽ nhớ đến trang văn “Tôi đi học”của ông. Truyện ngắn Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi ...

Thanh Tịnh được biết đến là cây bút truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc. Những câu văn của ông đậm chất trữ tình, dạt dào thứ tình cảm trong sáng, đằm thắm. Nhắc đến Thanh Tịnh người ta sẽ nhớ đến trang văn “Tôi đi học”của ông. Truyện ngắn Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, diễn tả cảm giác mới mẻ, trang trọng, tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn có giọng văn nhẹ nhàng, có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.


Trang truyện ngắn mở ra bằng những câu văn hồi tưởng: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm về mùa thu- mùa tựu trường trong cảm giác tự nhiên nhất về thiên nhiên mùa thu. Mùa thu lá vàng nhẹ nhàng lượn một vòng trên không gian rồi đáp xuống mặt đường, trở về với đất mẹ.


Trên cao, bầu trời bảng lảng màu xanh của mây lững lờ Chính những cảm nhận ấy về ngày mùa thu maf nhân vật tôi nhớ lại những ngày tựu trường. “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Trong niềm cảm xúc ấy, "tôi” nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình.


Tác giả gợi nhắc tâm trạng, cảm giác của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường. Đó là buổi sớm mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”. Tôi cùng mẹ nắm tay đi trên con đường quen thuộc. Cảnh vật xung quanh vẫn thế, không thay đổi. Nhưng nhân vật tôi trong những cảm giác bồi hồi, nôn nao, hồi hộp của lần đầu tiên đi học mà thấy những cảnh vật ấy từ quen thành lạ, từ gần gũi thành mới mẻ.


Đó là những cảm nhận chân thực, tinh tế của một tâm hồn trong sáng trẻ thơ. Một đứa trẻ lớp 1 nhưng lại có cảm giác chững chạc, đứng đắn “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn”. Đi học, đó là lí do khiến nhân vật tôi trưởng thành, trở nên nghiêm túc hơn. Một cậu bé 6 tuổi, lần đầu tiên đến trường mang tâm trạng náo nức, nhìn mọi vật mọi cảnh mọi người xung quanh bằng ánh mắt của cậu bé vừa mang chút gì đó nghiêm túc, chững chạc vừa chút gì đó ngây ngô.


Nhìn bạn bè cùng trang lứa tay cầm sách vở mà cậu nghĩ mình đủ lớn để cầm. Cậu đòi mẹ cho cầm mặc dù thật khó đối với cậu. Nhưng nhân vật “tôi” hiểu, cậu đã lớn, cậu không còn ngây ngô, ngây thơ nữa mà đủ trưởng thành để tự mình cầm những quyển sách ấy. Nhưng vẫn còn là một đứa trẻ, cậu vẫn có những suy nghĩ ngây thơ: “Chắc chỉ những người thành thạo mới cầm nổi bút thước”. Nhưng chính cái suy nghĩ ấy của cậu bé mà khiến người đọc tự giác mỉm cười bởi sự đáng yêu của cậu bé.


Đi hết con đường làng quen thuộc, ngôi trường của cậu hiện ra trước mắt. “Tôi” tự nói, cậu đã từng đi đến đây, từng đi qua đây, nhưng với cậu ngôi trường lúc ấy và bây giờ thật khác. Những câu văn miêu tả tâm trạng của cậu được viết ra đầy tự nhiên: “Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng.


Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.”. Cách so sánh cùng nhân hóa khiến ngôi trường hiện lên vừa thân quen vừa mới lạ như một người bạn mới cho ta những cảm giác vừa thân thuộc lại vừa mới mẻ. Dưới cái nhìn của một cậu bé chăm quan sát, những bạn bè cùng trang lứa cũng e dè, cũng lạ lẫm đứng nép bên người thân. Đó là những biểu hiện chân thực của những cậu bé lớp 1, còn bỡ ngỡ, còn xa lạ.


Dòng hồi tưởng của tác giả nhớ lại tiếng trống đầu tiên. Tiếng trống “vang rộn lòng tôi”. Tiếng trống mạnh mẽ, tiếng trống của đầu tiên, của tâm hồn. Sau tiếng trống là lời phát biểu của ông Tổng Đốc. Ấn tượng của “tôi” về ông tổng đốc là một người cẩn thận, yêu thương con trẻ. Chính cái tình cảm, sự chăm sóc chu đáo của ông mà cho ta thấy sự quan trọng của nền giáo dục, đồng thời cũng là trách nhiệm của người dạy trẻ và trách nhiệm học tập của trẻ.


Truyện ngắn là dòng hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học. Một mốc thời gian quan trọng của đời người. Một quãng hồn nhiên của tuổi thơ mà có lẽ mỗi chúng ta chẳng thể nào quên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0