31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích tác phẩm "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" số 1 - 7 Bài văn phân tích tác phẩm "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" của Đặng Thai Mai lớp 7 hay nhất

Trong bài viết Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bời vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân của ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp…”. Một ...

Trong bài viết Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bời vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân của ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp…”. Một lần nữa, nhà phê bình Đặng Thai Mai đã khẳng định mạnh mẽ điều ấy trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, trích đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu dài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc in lần đầu năm 1967.


Mở đầu văn bản, tác giả Đặng Thai Mai đã đưa ra nhận định: “Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Đồng thời, tác giả cũng giải thích nhận định ấy một cách ngắn gọn: “Nói như thế có nghĩa là là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử”.


Tiếp theo, tác giả đã tập trung chứng minh sự giàu đẹp và phong phú của Tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng và cú pháp: “Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”; “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”; “gồm một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú”; “là phương tiện trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người”; “có những khả năng dồi dào về phấn cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt”; “từ vựng tiếng Việt qua các thời kỳ diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”; “ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển”; “không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới”...


Với những dẫn chứng tương đối phong phú và toàn diện, tác giả đã làm rõ sự giàu đẹp của tiếng Việt và trên cơ sở đó kết luận: “Cấu tạo tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh là một chứng cứ về sức sống của nó”.


Tác giả đã có hệ thống dẫn chứng khá phong phú và toàn diện, chính xác, giàu sức thuyết phục. Cách giải thích và chứng minh ngắn gọn, rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Văn bản đã cho ta thấy vốn tri thức phong phú, niềm tự hào, tin tưởng và tình yêu của tác giả đối với tiếng Việt – thứ tiếng thiêng liêng, yêu mến của dân tộc Việt Nam.


Bài văn sử dụng phương thức nghị luận, chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt. Tác giả Đặng Thai Mai đã sử dụng cách chứng minh trực tiếp và gián tiếp để làm rõ cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Tác giả không chỉ trực tiếp phân tích, bình luận và giải thích để làm rõ sự phong phú, giàu đẹp của tiếng Việt mà đồng thời còn đưa ra các ý kiến, nhận định, các lời bình luận của người nước ngoài về tiếng Việt để tạo ra sự khách quan và tăng sức thuyết phục cho bài văn.


Tác giả cũng đã kết hợp sử dụng hiệu quả các thao tác giải thích, chứng minh và bình luân một cách hài hoà, nhuần nhuyễn. Kết hợp với cách lập luận ngắn gọn, chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, lí lẽ giàu sức thuyết phục.

Bằng những lý lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0