31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn số 9 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn hay nhất

Phạm Duy Tốn là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường phản ánh rất chân thực và sống động hiện thực. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Sống chết mặc bay” được ông sáng tác trong thời kì xã hội đã có nhiều tiến bộ. Câu ...

Phạm Duy Tốn là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường phản ánh rất chân thực và sống động hiện thực. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Sống chết mặc bay” được ông sáng tác trong thời kì xã hội đã có nhiều tiến bộ. Câu chuyện tái hiện lại khung cảnh hỗn loạn của những người nông dân và những viên quan lại trong đêm nước lũ dâng cao. Một bức tranh phản diện nhưng lại thể hiện chân thực được cuộc sống lúc bấy giờ.


Mở đầu câu chuyện là hình ảnh những người dân đang thay nhau chống chọi với cơn lũ trên sông Nhị Hà. Mặc dù không gian đã về đêm thế nhưng họ lại cố gắng ngăn không cho nước vỡ bờ. Khung cảnh bão bùng đáng sợ như muốn nuốt chửng cả khu làng,hàng trăm con người đội mưa,đội đất vác tre bì bõm trong biển nước để tránh bão… Nhưng có lẽ con người không thắng nổi thiên nhiên, họ càng chống cự nước càng dâng cao,ai nấy đều lo sợ đê sẽ vỡ thì người dân sẽ phải sống thế nào?


Người mà họ nghĩ tới ngay lúc này có lẽ là những vị quan lại cấp trên có thể sẽ giúp được nhưng càng hi vọng nhiều có lẽ nỗi thất vọng sẽ càng lớn.quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi.


Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.


Tác giả đã tạo nên hình huống câu chuyện hết sức tài tình và khéo léo,qua việc sử tạo nên hai khung cảnh hoàn toàn đối lập nhau để thấy rõ được những lỗ hổng của xã hội thời xưa. Điều đó càng làm cho câu chuyện trở nên kịch tính,người đọc dường như cảm thông cho số phận của người nông dân,cho những số phận địa vị cấp dưới. Đáng nhẽ người làm quan thì phải chăm lo cho dân,quan tâm dân đằng này họ chỉ biết mải mê với những ván bài.


Sự ích kỉ của bản thân, sự mải mê với những cuộc chơi trong khung cảnh ấy ngay cả đến người đọc cũng có chút phẫn nộ thay chứ không phải nói đến bản thân tác giả.Ngay cả khi có người báo tin vỡ đê quan vẫn ngồi ung dung thản nhiên mặc ngoài tai,còn những viên quan nha lại cũng chỉ biết nịnh bợ,làm vui cho quan chứ không hề nhắc nhở lo sợ cho những số phận ngoài kia.


Câu chuyện không chỉ dừng ở đó mà nó còn được đưa cao lên đỉnh điểm là khi lần thứ hai khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài! Vậy mới thấy rằng sự thờ ơ của quan lại với người dân là vô cùng đáng trách.


Lại một lần nữa tác giả sử dụng phép tăng cấp để miêu tả thái độ vô trách nhiệm của viên quan lại,nước càng dâng cao thì những ván bài của ông càng lúc kịch tính. Có lẽ sự u mê mù khoáng khiến cho những viên quan chỉ biết ăn không ngồi dồi này trở nên vô tâm đến vậy.


Đến khi đê bị vỡ hoàn toàn khiến cho nước sông tràn vào phía trong làm cho tất cả hoa màu, thú nuôi của người dân bị cuốn đi hết, tiếng than khóc vang lên khắp nơi thì cũng là khi quan ù những ván bài to nhất. Tên nô tài run rẩy báo cho quan thì bị quan nạt nộ:” ông bỏ tù chúng mày”. Mọi thứ bị đẩy lên dần dần và rồi cuối cùng, tức nước vỡ bờ, không còn gì có thể giữ lại được nữa.


Qua tác phẩm trên,tác giả đã cho ta thấy được cuộc sống khốn khổ của những người dân,họ đã phải chịu đựng những áp lực và chế độ phân biệt của những viên quan lại vô thường không cảm xúc. Lên án chế độ mục nát của xã hội phong kiến,tác phẩm như một lời tố cáo hết sức lớn lao mà người dân đã phải chịu đựng bao ngày tháng,để thấy được bộ mặt thật của chế độ thời xưa. Thật cảm thông cho những số phận éo le đến vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0