31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Khóc Dương Khuê" số 10 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến hay nhất

Ngạn ngữ phương Tây có câu “Tình bạn là đoá hồng không gai” thật vậy, tình bạn như đoá hồng đầy hương sắc luôn mang đến cho con người sự nhẹ nhàng, bình yên, thật may mắn cho những người bạn có những người bạn thân thiết bên mình- đó như là một bước đệm nâng đỡ con người bước vào ...

Ngạn ngữ phương Tây có câu “Tình bạn là đoá hồng không gai” thật vậy, tình bạn như đoá hồng đầy hương sắc luôn mang đến cho con người sự nhẹ nhàng, bình yên, thật may mắn cho những người bạn có những người bạn thân thiết bên mình- đó như là một bước đệm nâng đỡ con người bước vào cuộc sống đầy thử thách, gian nan.

Văn học Việt Nam không thiếu những bài thơ hay viết về tình bạn, một trong số đó là bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến, tác phẩm như một viên ngọc trai lấp lánh toả sáng về tình bạn đẹp, vững bền của con người con người trong cuộc sống. Hai câu thơ đầu:


Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta


Câu thơ nói giảm nói tránh đã nói đến sự mất mát ra đi của Dương Khuê, để lại sau đó là nỗi buồn ngậm ngùi không biết giải tỏa cùng ai. Tình cảm bạn bè vô cùng tha thiết nhưng ẩn sau đó là nỗi đau không thể nói nên lời, tình bạn giữa Dương Khuê vô cùng gắn bó, keo sơn. Lời thơ như một tiếng kêu thương đột ngột cất lên với những nỗi niềm thất vọng. Sụa ra đi vcuar người bạn để lại trong lòng Nguyễn Khuyến nỗi mất mát trống vắng không phương bù đắp.


Từ câu ba đến câu hai mươi hai là cách tác giả kể lại quá trình tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: đó là lúc hai người gắn bó với nhau từ những ngày đi học, có bất cứ chuyện gì cũng vẫn trao đổi, sẻ chia với nhau- những kỉ niệm ấy trở thành những kĩ ức không thể nào quên:


Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?


Nhân duyên giữa hai người bạn này thật kì lạ không phải là nhân duyên của những con người bình thường mà là nhân duyên của những đôi bạn cùng tiến, những kỉ niệm về người bạn của mình cứ ùa về trong tâm thức tác giả không thể nào kiểm soát lay động, nó quá khác biệt so với thực tế trần trụi và nhiều đau khổ quá:


Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo
Có khi từng gác cheo leo
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang


Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng cách đây ba năm, lúc đó cả ông và bạn đều mừng mừng tủi tủi. Mừng mừng tủi tủi bởi cả hai đều vượt qua mọi thử thách của thời thế và tuổi tác:


Cầm tay nhau hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can


Ấy thế mà giờ đây, bạn đã không còn nữa. Mất bạn nhà thơ như hụt hẫng như mất đi một phần cơ thể:


Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng thấy chân tay rụng rời


Nguyễn Khuyễn ngạc nhiên vì bạn ít tuổi hơn mình, vững vàng hơn mình mà đã vội quy tiên. Đau đớn đến tái tê, ông chỉ biết còn buông lời trách bạn mà lòng đầy xót thương: Vội vàng chi đã mải lên tiên. Để rồi cuối cùng trong lòng người bạn già chỉ còn lại mênh mang, ngập tràn cảm giác trông vắng, mà bất cứ ai khi mất đi người thân đều phải trải qua:


Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.


Thương bạn, nhớ bạn mà Nguyễn Khuyến chỉ biết khóc. Nhưng tuổi già hạt lệ như sương, ông đâu còn nước mắt để khóc bạn. Ấy vậy mà người đọc vẫn cảm nhận sâu sắc nỗi đau tận trong tâm nhà thơ:


Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như cắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt
(Viếng bạn- Hoàng Lộc)


Nỗi đau mất bạn ấy Nguyễn Khuyến không biết tỏ cùng ai đành gửi tất cả vào thơ để mong phần nào an ủi được người bạn đã khuất. Cách nói của tác giả rất nhẹ nhàng nhưng ẩn đằng sau đó là nỗi đau đớn tột cùng, bởi không ai hết chỉ có Dương Khuê mới hiểu được Nguyễn Khuyến và cũng chỉ có Nguyễn Khuyến mới trở thành người bạn tâm giao, trọn đời của Dương Khuê, bởi cuộc đời của những con người này đã gắn với những kỉ niệm không thể nào quên, chúng như những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ:


Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh hương ăm ắp bầu xuân
Có khi bàn soạn câu văn
Biết bao đông bích, điển phần trước sau
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
Phận đẩu thăng chẳng dám than trời
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là !


Nhắc lại những kỉ niệm để người ta biết rằng tình bạn chân thành vốn khó tìm ở trong cuộc đời này, và những người bạn ấy đã trở thành tri âm tri kỉ của nhau không bao giờ có thể phai nhạt, người này mất đi người kia đau khổ tột cùng, chẳng thể nào xoa dịu được nỗi đau ấy, tình bạn chân thành quả thật là viên ngọc sáng chói trong mỗi người. Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta những vần thơ thật đẹp, thật sâu về người bạn.


Những câu thơ còn lại là những nỗi đau hụt hẫng mất mát, đó là nỗi đau, là cú sốc tinh thần không thể chia sẻ, không thiết nên lời với những từ ngữ diễn tả cảm xúc: “Những hờ”, “ngẩn ngơ”, “hạt lệ như sương”, lấy nhớ làm thương.


Khóc Dương Khuê là một trong những bài thơ đẹp để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về tình bạn thắm thiết, tình bạn thủy chung son sắt, tác giả đã sử dụng cách nói giảm nói tránh để giảm nhẹ nỗi đau của sự việc, không chỉ thế tác giả còn sử dụng nhiều điển tích điển cố, từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm và kết cấu đảo ngữ để tạo nên một bài thơ trọn vẹn nhiều dư vị trong lòng bạn đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0