31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ số 10 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là học trò của tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI-thời kì nhà Lê bước vào khủng hoảng. Truyền kì mạn lục: là tác phẩm viết bằng chữ Hán, có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì ...

Nguyễn Dữ, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là học trò của tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI-thời kì nhà Lê bước vào khủng hoảng.


Truyền kì mạn lục: là tác phẩm viết bằng chữ Hán, có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì Trung Quốc. Truyện mang nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường, khi thác từ các truyện cổ và truyền thuyết lịch sử Việt Nam. Truyện ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến khắt khe, bị coi thường và không được đề cao giá trị của người phụ nữ. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục.


“Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, là người con gái có tính nết thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp” nang đồng ý làm vợ của Trương Sinh tính tình đa nghi, con một nhà giàu có. Chiến tranh xảy ra Trương sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm, khi chồng đi Vũ Nương sinh con, ở nhà nàng là người mẹ hiền, dâu thảo, giữ phẩm hạnh.


Trương Sinh đi kính trở về, nghe lời không căn cứ của con trẻ ngây thơ mà nghi ngờ vợ, khiến Vũ Nương phải trẫm mình để tự giải oan, nàng được cứu giúp bởi Linh Phi hoàng hậu, nên sống dưới động Rùa, gặp Phan Lang, Trương Sinh hối hận nên lập đàn giải oan. Bóng nàng thoang thoảng hiện lên nhưng không quay về.


Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn DữThế kỉ XVI khi mà chế độ phong kiến triều đình nhà Lê bắt đầu thoái trào, xã hội loạn lạc, nhiều bất công. Nhưng người tốt thì vẫn giữ được những nét phẩm hạnh, Vũ Nương là một con người như thế.


Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng nàng vẫn giữ được những phẩm chất cao quý của người con gái “nết na, thùy mị-tư dung tốt đẹp”. Chứng tỏ nàng là người con gái có giáo dục có khuôn phép. Ngược lại với Trương Sinh, “tuy con nhà hào phú nhưng không có học”, tính tình đa nghi. Dẫu rằng giàu nghèo hai đẳng cấp khác nhau nhưng không đề ảnh hưởng đến đức tính của con người.


Dù có rơi vào hoàn cảnh nào Vũ Nương vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp đoan chính của mình. Đối với đời sống hôn nhân, nàng luôn giữ đức hạnh đúng mực của một người vợ “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Cho đến khi chồng đi lính đánh giặc Chiêm, hoàn cảnh li biệt tiễn Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chỉ một lòng mong muốn chồng được bình an mà không mang công danh lợi lộc nàng một lòng một dạ son sắt, thuỷ chung. Người mẹ hiền dâu thảo, yêu thương con, hiếu kính với mẹ chồng như đối với mẹ mình lúc còn sống hay khi qua đời.


Tưởng sự chờ đợi, hi sinh, một lòng một dạ chờ chồng của Vũ Nương sẽ được đền đáp nhưng cuối cùng lại bị chính những lời nghi kị của chồng mà tìm đến cái chết đầy oan nghiệt. Chỉ vì nghe lời không căn cứ của đứa con thơ mà Trương Sinh nghi oan cho người vợ tảo tần, dù được nàng phân trần khẩn thiết nhưng Trương Sinh vẫn không tin “mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.


Dù làm bao nhiêu cách, được mọi người hết sức bảo vệ minh oan nhưng Trương Sinh với bản tính đa nghi của mình vẫn một mực không tin. Lời nói đau đớn của Vũ Nương “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng … đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!”, nỗi khao khát về một gia đình hạnh phúc của nàng tan vỡ, đó không còn là tình yêu mà là sự nghi kị của chồng, nàng đau khổ, tuyệt vọng và mất niềm tin vào cuộc sống.


Sự tuyệt vọng của nàng là nỗi oan khuất không ai rửa oan được, nàng chỉ đành mượn cái chết để tự rửa oan cho mình mà thôi. Lời nói với thần linh đầy đau đớn của nàng khiến mọi người không cầm được nước mắt “: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Nga Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”-con người khi rơi vào đường cùng, không lối thoát chỉ có thể tự giải thoát cho mình bằng cái chết, quả thực đau đớn và xót xa quá.


Nàng được Linh Phi hoàng hậu cứu, đưa xuống thủy cung sống, tại đây sau hơn một năm sống dưới thủy cung, nỗi nhớ nhà, nhớ con mà nàng đau đớn đến ứa lệ, bóng nàng thoang thoảng trên mặt nước cho thỏa nỗi nhớ nhà, nhớ chồng nhớ con. Ôi, số phận người phụ nữ khi bị đẩy vào đường cùng sao mà bi ai, đau khổ quá!


Trải qua nhiều hoàn cảnh từ bình yên cuộc sống đến éo le cuộc đời, những lời nói, hành động, lời tự thoại cho thấy Vũ Nương là một người vừa đẹp nết lại đẹp người “tam tòng tứ đức”-“công dung ngôn hạnh”. Đáng lẽ Vũ Nương phải được hưởng cuộc sống đầy hạnh phúc sung sướng nhưng bi kịch ập đến khiến nàng phải chọn cái chết để rửa oan cho bản thân.


Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì hai nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân gián tiếp đó là: do chiến tranh, do lễ giáo phong kiến, người đàn ông được đề cao, người phụ nữ bị hạ thấp. Nguyên nhân trực tiếp: do chồng không tin tưởng, ghen tuông mù quáng, thói đa nghi không tin vợ của Trương Sinh; lời nói ngây thơ của con nhưng chồng lại không hiểu, Trương Sinh đa nghi, bảo thủ, nghi ki vợ, không có niềm tin ở vợ.


Từ đó ta cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: người phụ nữ bị khinh bạc, tiếng nói không được coi trọng, những bất công dành cho người phụ nữ đến cùng cực phải quyên sinh để minh oan. Hình ảnh Vũ Nương trầm mình xuống sông như thể giải thoát cho bản thân khỏi những bế tắc, những nỗi oan khuất không ai rửa oan được của người phụ trong xã hội phong kiến xưa. Sự bất hạnh, bất công, áp bức lên người phụ nữ nói chung phải gánh chịu thực sự quá lớn, quá đau khổ


Việc đưa những chi tiết kì ảo vào chuyện đã tháo gỡ thút thắt của câu chuyện. Những yếu tố kì ảo trong truyện đó là: Phan Lang nằm mộng; Cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa; Cái bóng của Vũ Nương xuất hiện khi được lập đàn giải oan. Tác giả đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, nhằm tôn lên những vẻ đẹp của Vũ Nương – cái thiện luôn thắng cái ác (nàng được giải oan); thái độ thương cảm đối với thân phận của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa và mang lại cái kết đẹp, hướng đến một tương lai mới cho người phụ nữ.


Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện: sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, ý nghĩa truyện sâu sắc. Tình tiết truyện có nhiều nét mới so với nguyên bản tạo nên tính bất ngờ, mới mẻ, tính nhân văn sâu sắc. Lời trần thuật khách quan, tạo cảm giác gần gũi, làm cho câu chuyện có thật hơn. Những lời đối thoại, độc thoại mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, giá trị nghệ thuật xuất sắc: từ cuộc sống nhẹ nhàng cho đến cao trào của truyện là Vũ Nương quyên sinh, đến cái bóng của nàng khi được minh oan.


Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. Mang ý nghĩa nhân văn cao cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0