31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" số 9 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" của Phạm Đình Hổ

Phạm Đình Hổ là người người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là một con người có tài, từng làm quan dưới thời vua Minh Mạng. Phạm Đình Hổ đã có rất nhiều những công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc ...

Phạm Đình Hổ là người người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là một con người có tài, từng làm quan dưới thời vua Minh Mạng. Phạm Đình Hổ đã có rất nhiều những công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí…Trong số những tác phẩm của ông, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó chính là “Vũ Trung tùy bút”, trong đó có đoạn trích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.


Vũ Trung tùy bút hay còn được hiểu với nghĩa nôm na là tùy bút biết trong những ngày mưa, đây là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, viết vào đầu đời Nguyễn, tức đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm gồm có 88 mẩu chuyện nhỏ, viết theo thể tùy bút, trong những mẩu chuyện đó, Phạm Đình Hổ đã bàn về những điều mắt thấy tai nghe, những lễ nghi, phong tục tập quán…ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc đó.


Tất cả những nội dung đó được tác giả trình bày một cách giản dị, sinh động và hấp dẫn. Bởi vậy mà những tác phẩm của Phạm Đình Hổ chẳng những có giá văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là bài tùy bút mà tác giả Phạm Đình Hổ viết về những điều mà nhà văn chứng kiến trong phủ chúa, đó là những điều mắt thấy tai nghe nên bài tùy bút không chỉ đặc sắc, sinh động mà còn mang tính xác thực, tính tố cáo cao. Mở đầu của bài tùy bút, tác giả Phạm Đình Hổ đã ghi chép lại chính xác thời gian của những sự kiện trong bài tùy bút, đó chính là khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774-1775).


Trong khoảng thời gian này, trong nước tuy yên bình, nhân dân yên ổn làm ăn nhưng chúa Trịnh Sâm sau khi lên ngôi thì lâm vào cảnh ăn chơi xa đọa, ham những thú vui lạc thú, không lo việc trị nước mà dùng quyền lực để bắt nhân dân xây dựng cho mình những đền đài, phục vụ cho mục đích ăn chơi, hưởng lạc đồi trụy “ Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần đều bịt kín khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh hồ để bán”.


Vậy là ta có thể thấy việc ăn chơi hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm không chỉ hoang phí, tốn kém, tiêu hao ngân sách triều đình mà còn làm cho cuộc sống của người dân thêm phần lầm than, đau khổ vì đủ thứ sưu cao, thuế nặng. Không những vậy, những người nông dân còn bị bắt đi lính khổ sai, xây dựng lên những công trình nguy nga tráng lệ, vô cùng tốn kém để phục vụ cho thú vui của chúa.


Trong triều đại của chúa Trịnh Sâm, sự thối nát tiêu cực bộc lộ ra từ người đứng đầu là vua Trịnh Sâm đến những người hiền thần được xem là trụ cột của quốc gia.Trước sự ăn chơi xa hoa thì những người hiền thần này không những không can ngăn chúa mà còn hùa theo những trò tiêu khiển của chúa một cách quái đản, họ mặc trang phục của nữ giới và bày bán những thú đồ hang bên bờ hồ. Qua cách miêu tả của tác giả Phạm Đình Hổ ta thấy được sự lố lăng kệch cỡm của những con người tự xưng là bậc phụ mẫu của nhân dân.


Điều mà chúa Trịnh Sâm làm được cho dân không phải cuộc sống ấm no, cuộc sống thái bình mà là những đau khổ, lầm than không sao kể xiết. Cuộc du ngoạn của chúa cũng thật lố lăng đến mức nực cười, thuyền ngự đến đâu thì quan hỗ tụng đại thần lại có thể tùy ý ghé vào mua bán các thứ như cửa hang trong chợ.


Đỉnh điểm của những trò lố lăng, kệch cỡm đó chính là những nơi thiêng liêng như chùa Trấn Quốc cũng bị mang ra làm thú vui tiêu khiển cho bọn vua chúa vô năng “ Cũng có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc”.


Chúa Trịnh Sâm khi mới lên ngôi vốn là một con người có trí tuệ, thông minh quyết đoán nhưng sau khi giành được vương vị thì bỗng thành ra đổ đốn, ăn chơi hưởng lạc và trở thành một vị chúa điển hình cho những thói hưởng lạc kệch cỡm, xa hoa bậc nhất lịch sử triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi dẹp được các bè phái đối lập, Trịnh Sâm kiêu căng sa đọa vào những thú vui xa xỉ. Chúa Trịnh Sâm say mê Đặng Thị Huệ, phế con trưởng lập con thứ gây nên bao nhiêu cảnh bạo ngược.


Không chỉ đắm chìm trong tửu sắc, cuộc sống xa hoa trụy lạc mà chúa Trịnh Sâm cũng say mê những trân cầm dị thú ttrong dân gian, để có được những thứ mình thích, chúa đã dung quyền lực để thu về hết, không cần quan tâm đó là của ai và giành lấy bằng cách cướp đoạt trắng trợn.


Từ những thứ nhỏ gọn như cổ mộc quái thạch đến những thứ to lớn, rườm rà chúa đều sai người lấy về bằng hết: “ bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về…”


Đối ngược với cuộc sống lầm than chốn dân gian, nơi phủ chúa lại vô cùng xa hoa tráng lệ, trong phủ được trưng bày đủ những thứ quý giá, đẹp đẽ trong dân gian “Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non”. Không chỉ viết về cuộc sống của chúa Trịnh Sâm mà tác giả Phạm Đình Hổ còn nói đến cuộc sống đầy bất an của dân chúng khi thói trộm cướp, cường quyền hoành hành khắp nơi.


Bọn quan lại cậy quyền mà dò xét những thứ quý giá trong dân gian, một khi đã lọt vào mắt xanh của chúng thì chúng sẽ bày ra việc “phụng thủ” ý chỉ của chúa để thu gom cho bằng hết, cuộc sống của người dân luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ, cảnh giác khi về khuya “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồm ào trận mưa sa gió táp, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường. Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, mang ra ngoài dọa dẫm…”.


Tác giả còn nói về hoàn cảnh trớ trêu, hài hước của chính mình, nhà tác giả có cây lê đẹp và thơm, cây lựu trắng đỏ đẹp mắt cũng bị những người cung nhân sai chặt đi “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê….hai cây lựu trắng đỏ…bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ đó”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0