31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn số 10 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn hay nhất

Lý Công Uẩn là một võ tướng tài ba, đức độ. Khi Lê Ngọa Triều chết, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua và lấy hiệu là Lý Thái Tổ gây dựng lên nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. Khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long, Hà Nội) vào năm 1010 và ...

Lý Công Uẩn là một võ tướng tài ba, đức độ. Khi Lê Ngọa Triều chết, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua và lấy hiệu là Lý Thái Tổ gây dựng lên nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. Khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long, Hà Nội) vào năm 1010 và viết “Chiếu dời đô”. Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn.


Phần đầu của chiếu dời đô chính là mục đích và tầm quan trọng của việc dời đô. Tác giả đã nêu Lên những cơ sở để làm tiền đề cho việc dời đô. Như chúng ta đã biết thì từ cổ chí kim việc dời đô là việc thường xuyên của các nhà vua với mục đích là tìm ra chỗ hợp phong thủy, góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.


Ở trong tác phẩm, Lý Công Uẩn đã đưa ra dẫn chứng của những vị vua bên Trung Quốc trước đó. Trước kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã có tới năm lần rời đô. Rồi thời nhà Chu đến thời vua Thành Vương cũng có tới ba lần dời đô. Còn khẳng định rằng việc chuyển dời mà phải xem xét chứ đâu phải tự ý chuyển dời được.


Dời đô vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm trời đất, mưu toan việc lớn để tính kế muôn đời cho con cháu mình. Trên thì tuân theo mệnh trời, dưới thì theo ý dân và nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Chính điều đó khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Bằng những dẫn chứng trên Lý Công Uẩn đã lấy những bằng chứng đó để làm tiền đề, để mở đầu cho bản chiếu dời đô. Mục đích của việc rời đô là để việc mưu sinh thêm thuận lợi, bộ máy hành chính được đặt ở trung tâm của đất nước để dễ bề vận hành quản lý.


Qua những lý lẽ trên có thể thấy việc thay đổi kinh đô của nhà Lý là hoàn toàn hợp lý, là một điều tất yếu khách quan. Quyết định dời đô là từ thực tế khách quan đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua và dân tộc ta lúc bấy giờ khi muốn xây dựng một Đại Việt hùng mạnh.


Phần thứ hai tác giả phân tích thực tế để cho mọi người thấy được kinh đô cũ không còn thích hợp để mở mang đất nước nữa. Thậm chí còn không ngần ngại việc phê phán những triều đại cũ ở nước ta. Tiêu biểu đó là nhà Đinh, Lê khi khinh thường mệnh trời, đón đô yên ở đây khiến cho vận nước ngắn ngủi.


Rút ra kết luận nếu trái với quy luật vận động thì sẽ không có kết quả tốt được. Tuy nhiên cũng nêu ra sự thật ở giai đoạn đó hai triều chưa đủ mạnh, chưa đủ sức chống chọi lại với kẻ thù luôn lăm le muốn xâm lược nước ta. Đồng thời càng chưa thể dời đô ra chỗ bằng phẳng mà vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để có thể tồn tại, chống thù trong, giặc ngoài. Phải đến thời nhà Lý khi đất nước ta đang trên đà mở mang, phát triển. Bấy giờ kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa nên việc dời đô là tất yếu.


Ngoài việc chứng minh Hoa Lư không còn thích hợp để tiếp tục đóng đô thì Lý Công Uẩn còn đưa ra những minh chứng về những điểm phù hợp, thuận tiện của thành Đại La. Đầu tiên là về vị trí, đây không chỉ là kinh đô cũ của Cao Vương mà còn là nơi trung tâm của trời đất, lại được thế “rồng cuộn hổ ngồi”.


Về địa thế thì thế nhìn sông tựa núi, địa thế đất vừa rộng, vừa bằng phẳng lại vừa cao, thoáng mát. Có thể thấy đây là một nơi có địa thế tốt cả về mặt địa lý, về cả văn hóa, giao lưu kinh tế – văn hóa. Nếu dân cư tập trung về đây sẽ phát triển được tiềm lực kinh tế, không phải chịu cảnh ngập lụt khốn khổ.


Vị trí mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của đất nước. Đồng thời đây là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Khi xem xét toàn diện thêm cả về mặt phong thủy thì đây là nơi hoàn toàn thích hợp, địa điểm tối ưu nhất để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Có thể nói vua đã có sự tìm hiểu kỹ càng và nắm rõ được thực lực cũng như khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh hơn.


“Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) chính là áng văn xuôi cổ độc đáo và đặc sắc. Tác phẩm đã thể hiện khí phách anh hùng dám đương đầu với thử thách và vững tin vào khả năng của mình của Lý Công Uẩn. Chính ông đã đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh và lâu dài của đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0