31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Chạy giặc" số 10 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu hay nhất

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào văn chương yêu nước chống thực dân xâm lược khu vực Nam Bộ, ông để lại rất nhiều những sáng tác hay có tính đấu tranh mạnh mẽ, chống lại thực dân Pháp xâm lược, ...

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào văn chương yêu nước chống thực dân xâm lược khu vực Nam Bộ, ông để lại rất nhiều những sáng tác hay có tính đấu tranh mạnh mẽ, chống lại thực dân Pháp xâm lược, và bài thơ “Chạy giặc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông.


Bài thơ này tái hiện được chân thực khung cảnh xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lược, đó là khung cảnh hoang tàn, bi đát trước sự tàn phá của đội quân xâm lược. Đồng thời bài thơ này cũng thể hiện được rõ nét thái độ chán ghét, căm thù của tác giả Nguyễn Đình Chiểu với quân Pháp.


Năm 1958 Thực dân Pháp đã nổ súng, mở đầu cho công cuộc xâm lược dân tộc ta, từ Đà Nẵng chúng đã mở rộng đánh chiếm vào khu vực Gia Định, trước thực trạng xâm lược tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân ta bị đẩy vào bước đường lầm tham, đau khổ đến cùng cực.


Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà văn giàu lòng yêu nước nên khi chứng kiến thực trạng ấy đã không khỏi đau xót, thương tâm. Càng yêu nước bao nhiêu thì lòng căm tù giặc càng lớn bấy nhiêu, và trong hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy nhà thơ đã viết bài thơ “Chạy giặc” vừa là để tái hiện lại thời thế hỗn loạn, nhân dân lầm tham vừa là để thể hiện lòng căm thù sâu sắc của mình đối với đội quân xâm lược.


“Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây

Một bàn cờ thế phút sa tay”


Mở đầu bài thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại không khí đầy dữ dội khi tiếng súng Tây làm cho mọi người trở nên hoảng loạn, mọi vật đều nhuốm màu bi thương. Không gian mà nhà thơ tái hiện đó chính là không gian của một khu chợ, và thời điểm được gợi nhắc đến đó chính là thời điểm “tan chợ”, lúc này chính là lúc người người đang tấp nập rủ nhau ra về sau buổi chợ.


Khi ấy thì tiếng súng Tây bắt đâu nổ dồn, đây là sự hủy diệt tàn bạo của lũ giặc cướp nước, bởi chúng nhằm vào thời điểm con người mất cảnh giác nhất, tập trung đông đúc nhất để nổ súng, sát hại người dân ta. Ở đây tác giả vừa thể hiện được hành động tàn bạo, vô nhân tính của quân Pháp, vừa thể hiện được thái độ căm thù của mình với chúng.


Hai từ “súng Tây” đã thể hiện được điều đó, tác giả không lên án trực tiếp bọn thực dân Pháp mà gọi chúng với cái tên đầy coi thường, bọn Tây, tức những người khác chúng ta về chủng tộc, mang trong mình âm mưu thâm độc, thấp hèn đáng coi thường, chúng dùng bạo lực chèn ép dân ta, hành động thật đáng lên án.


Trong một tác phẩm khác của mình, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện được thái độ căm thù khôn siết của mình đối với bọn giặc “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Tiếng súng Tây đột ngột nổ dồn khiến cho mọi người có mặt trong khung cảnh ấy hoảng loạn, sợ hãi “Một bàn cờ thế lúc sa tay”. Câu thơ này có thể hiểu là những người chơi cờ vì bị tiếng súng làm cho giật mình mà làm sa những quân cờ xuống bàn cờ.


Hoặc ta cũng có thể hiểu bàn cờ thế lúc sau này chính là thực trạng của Việt Nam lúc bấy giờ, là lúc dân tộc ta đang thất thế trước quân giặc, chúng đã lợi dụng tình hình bất ổn của đất nước ta mà nhảy vào xâm lược, gây ra bao nhiêu cảnh đau khổ. Khung cảnh khi có tiếng súng Tây cũng thật hỗn loạn, xơ xác, không chỉ con người mà ngay cả những loài vật cũng hoảng loạn, tìm đường chạy chốn, ẩn náu:


“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”


Đó là cảnh những đứa trẻ vì bị tiếng súng dọa cho giật mình, sợ hãi mà bỏ nhà chạy toán loạn, muốn chạy trốn tiếng súng cũng như sự hủy diệt đáng sợ ấy “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”, chúng mới chỉ là những đứa con nít, hàng ngày phải sống trong khung cảnh dữ dội, hủy diệt của bom đạn quả thực vô cùng đáng thương, chúng đang ở tuổi hồn nhiên nhất của cuộc đời, là những lúc vô lo, vô nghĩ nhất nhưng lại sinh ra trong giai đoạn đất nước đầy biến động, bạo loạn.


Không chỉ có lũ trẻ sợ hãi, mà ngay cả những loài vật trong tự nhiên cũng bị sự hủy diệt của kẻ thù mà mất đi nơi sinh sống, hoảng loạn mà bay dáo dác khắp nơi để tìm chỗ trú ẩn. Không khí mà nhà thơ gợi ra ở đây thật hỗ loạn, bi thương.


“Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”


Bến Nghé, Đồng Nai là những địa danh của Gia Định, khi quê hương, xứ sở của mình bị xâm phạm, thì ngay cả những thứ vô tri như bến nước, dòng sông dường như cũng bị lay động, chúng dường như thế hiện được sự đồng cảm của mình với thực cảnh của đất nước. Sự dữ dội của khung cảnh chiến tranh, những bọt nước ở Bến Nghé cũng vỡ tan, khung cảnh yên bình nơi bến nước không còn, sự vỡ tan ấy cũng như sự phẫn nộ của đất trời, thiên nhiên vô tri trước tội ác của quân giặc.


Dòng sông Đồng Nai cũng bị nhuốm màu của bi thương, đau khổ, đó chính là sự đồng cảm, hòa quyện giữa thiên nhiên và lòng người. Đọc đến câu thơ này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của nhà thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, đúng như vậy, những vật vô tri này có thể bị hiện thực dữ dội tàn phá hoặc nó được cảm nhận trong dòng tâm trạng phẫn nộ, đau đớn của nhà thơ.


“Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này”


Đau lòng trước thực trạng đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, lòng người đau đớn vì sự bạo tàn Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự băn khoăn, trăn trở cũng là sự trách móc thầm kín đối với triều đình bất lực, vô dụng nhà Nguyễn. Trong lịch sử, mỗi khi đất nước có chiến tranh thì lại xuất hiện những con người tài giỏi, những vị tướng tài ba, những trang dẹp loạn vĩ đại.


Nhưng vào thời điểm này, trang dẹp loạn nơi nào vẫn chưa xuất hiện, nhà thơ như tự hỏi mình, câu hỏi không có câu trả lời. Đồng thời nhà thơ cũng hướng sự trách móc, phê phán của mình đến triều đình nhà Nguyễn, khi chỉ biết đến lợi ích của mình mà nhu nhược, nhún nhường trước quân bạo tàn, để chúng gây ra bao nhiêu đau khổ cho dân đen như vậy.


Bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu là bài thơ tái hiện được chân thực và sống động một thời kì biến loạn, đau thương của đất nước, của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện được một tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc của chính nhà thơ. Đó chính là những cảm xúc thực, tình cảm thực của tác giả khi đất nước có biến loạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0