31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích tác phẩm "Bài ca Côn Sơn" số 8 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi

Bài ca Côn Sơn” được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian hòa bình, ông đã cáo quan về sống ở Côn Sơn. Mảnh đất Côn Sơn này không chỉ là quê hương mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Trãi. Bài thơ “Côn Sơn ca” vừa là bài ca thiên nhiên, vừa là bài ca tâm trạng, chúng ...

Bài ca Côn Sơn” được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian hòa bình, ông đã cáo quan về sống ở Côn Sơn. Mảnh đất Côn Sơn này không chỉ là quê hương mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Trãi. Bài thơ “Côn Sơn ca” vừa là bài ca thiên nhiên, vừa là bài ca tâm trạng, chúng hòa quyện thống nhất trong cảm xúc của thi nhân. Vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên nhưng vẫn thấm nhuần ý vị trữ tình của tâm trạng.


Sự giao hòa giữa con người và cảnh vật thiên nhiên được thể hiện khá rõ trong đoạn thơ, qua đó đã phản ánh được nhân cách thanh cao và tâm hồn phóng khoáng của Nguyễn Trãi:


“Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm,

Trong rừng thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…”


Với nhịp thơ rộn rã như nhịp đàn, nhịp phách. Tinh thần sảng khoái trong tâm hồn tác giả đã tạo nên chất phóng khoáng của lời thơ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên với dòng nước suối trong chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt. Phiến đá thì phẳng và mọc rêu xanh, mịn như chiếu êm, các cây tùng thông mọc như nêm, rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Khung cảnh Côn Sơn hiện lên với những vẻ đẹp riêng biệt, không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thủy nào. Trong bài thơ, ta thấy đại từ “ta” xuất hiện đến năm lần,và đó chính là tác giả, hình ảnh đó khiến cho tác giả giống như một nhà hiền triết hoặc một Tiên ông đang đắm mình vào thiên nhiên tuyệt mĩ.


Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh Côn Sơn với cây, suối, và có chính nhân vật trữ tình là mình. Thiên nhiên Côn Sơn khoáng đạt và thanh tĩnh, bao trùm lên tất cả là màu sắc xanh tươi, hình ảnh cây trúc, cây tùng trong văn chương còn tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử.


Nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ đầy quyến rũ, bao nhiêu lo lắng muộn phiền của cuộc đời dường như được trút sạch, còn người và thiên nhiên đã hòa vào làm một. Nhà thơ không chỉ cảm nhận cảnh vật thiên nhiên ấy bằng thị giác và thính giác mà còn cảm nhận bằng cả trái tim, ta có thể nhận thấy cái “tâm” trong sáng và cái tài độc đáo của Nguyễn Trãi qua bài thơ này.


Bốn câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên thì ở bốn câu thơ sau, tác giả đã kín đáo lồng vào trong đó lời khuyên xuất thế. Nguyễn Trãi cáo quan về quê, người ta tưởng ông bất mãn, chán đời và sống ẩn dật để quên đời quên mình. Nhưng thực tế không phải vậy, khi ông được trở về Côn Sơn, ông như con chim được sổ lồng tung cánh, cảm thấy mình thực sự được tự do giữa trời cao đất rộng, được sống thật với chính mình. Thi sĩ đã có những lúc dạo chơi, cao hứng ngâm nga giữa núi rừng quê nhà. Phong thái ấy thật giản dị, ung dung mà thật cởi mở và chan hòa.


Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi, chúng ta hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của ông, đồng thời cảm nhận được nỗi lòng của một người đã gần trọn cuộc đời lo cho dân, cho nước như Nguyễn Trãi, khi cuối đời lại phải sống trong lòng đố kị, ghen ghét của bọn nịnh thần.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0