31/03/2021, 15:30

Bài văn phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm "Vợ nhặt" số 10 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân

Tác giả Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại của Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều đi sâu vào đời sống của những người nông dân có hoàn cảnh éo le, khổ cực, bị cái nghèo, cái đói trong xã hội bủa vây. Thông qua những lời văn chân thành và mộc mạc của mình tác ...

Tác giả Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại của Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều đi sâu vào đời sống của những người nông dân có hoàn cảnh éo le, khổ cực, bị cái nghèo, cái đói trong xã hội bủa vây. Thông qua những lời văn chân thành và mộc mạc của mình tác giả muốn tố cáo tội ác của giặc, của xã hội cũ, đề cao cuộc sống của con người.

Tác phẩm “Vợ nhặt” của tác giả được viết trong những năm 1945 khi mà nạn đói đang hoành hành tại miền Bắc nước ta làm chết 2 triệu đồng bào. Ngòi bút của ông hướng tới những người nông dân vì hoàn cảnh chiến tranh phải từ bỏ quê hương mình đi tản cư ở nơi khác. Những xóm làng mới tập hợp những người ngụ cư vì thế mà được hình thành. Từ mảnh đất mới này nhiều mảnh đời đã ghép lại với nhau trở thành những người thân, gắn bó thân thiết với nhau.

Vợ nhặt xoay quanh nhân vật Tràng một con người lao động chất phác, hiền lành, nhưng nghèo đói. Anh sống với một bà mẹ già yếu tại xóm ngụ cư toàn những cư dân mới từ khắp nơi đổ về đây. Ngày ngày Tràng làm nghề kéo xe bò chở hàng thuê cho người khác để kiếm ngày hai bữa. Cuộc sống mưu sinh vô cùng khốn khó, khiến anh không lấy nổi vợ, và chẳng cô nào muốn lấy anh bởi anh nghèo quá. Nhưng rồi một ngày tình cơ Tràng nhặt được một cô vợ xinh xắn.

Câu chuyện tưởng đùa mà hóa thật. Chỉ một câu nói bông đùa của Tràng với cô gái hoàn toàn xa lạ rằng “Muốn ăn cơm trắng với giò, thì lại đây đẩy xe bò với anh” chỉ một câu nói bông đùa vu vơ như vậy mà Trang đã nhặt được vợ. Cô gái không có người thân thích, sống bơ vơ một mình ngoan ngoãn ra đẩy xe cho anh rồi theo anh về nhà chung sống đời sống vợ chồng. Không có một đám cưới, không có một bữa tiệc ra mắt gia đình hai bên, không có giấy đăng ký kết hôn được chính quyền xác nhận. Họ đã thành vợ thành chồng như thế, đơn giản, mộc mạc.

Qua những lời văn đầy cảm động của mình nhà văn Kim Lân muốn thể hiện sự xót xa cảm thông của mình với những con người thiệt thòi, bất hạnh. Chuyện hệ trọng trăm năm mới có một lần nhưng trong hoàn cảnh đất nước quá nghèo khó, giặc giã triền miên nên tất cả đều phải làm qua loa đại khái.


Nhân vật Tràng chính là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, thông qua nhân vật Tràng tác giả miêu tả những diễn biến tâm lý của nhân vật này từ những trạng thái này đến trạng thái khác. Tràng nghèo khổ, làm công việc nặng nhọc, gia cảnh thì mẹ góa con côi. Trang xuất hiện băng vài chi tiết “hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến… hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra…bộ mặt thô kệch …”

Thông qua những chi tiết miêu tả về ngoại hình tính cách của Tràng khiến cho người đọc cảm nhận được Tràng là người xấu xí về ngoại hình, thô kệch về vóc dáng và là người có suy nghĩ khác người, không phải là người có học thức, ít nho nhã. Hắn nghèo, gia đình thì chẳng có của ăn của để nào của ông cha đời trước. Hoàn cảnh gia đình thì éo le, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Phải nói là Tràng đã nghèo lại còn xấu, không văn hay chữ tốt một người đàn ông như vậy làm sao mà có nổi vợ trong thời kỳ đất nước thái bình, không có chiến tranh, chạy loạn thì chắc chắn Tràng ế vợ cả đời.

Hình ảnh của Trang khiến cho người ta liên tưởng tới nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Nhưng Tràng có ưu điểm hơn Chí Phèo ở chỗ dù cuộc sống nhiều khó khăn, vất vả những Tràng vẫn lao động kiếm miếng ăn từ mồ hôi công sức mình bỏ ra. Không như Chí Phèo làm cái nghề ai cũng coi thường mình là “Rạch mặt ăn vạ”

Người đọc có thể cảm nhận được một điểm chung của hai người đàn ông này là họ đều rất cô quạnh, bị xã hội nghèo đói xô đẩy. Cuộc sống khốn khổ đã khiến họ trở thành những con người khô cằn chai sần về mặt cảm xúc của con người.

Tuy nhiên, trong tác phẩm của mình, trong bối cảnh éo le, bần cùng đó Kim Lân đã mở ra những tình huống truyện tươi sáng, có lối thoát và có những mầm hy vọng mới cho người nông dân Việt Nam thời đó. Không như trong tác phẩm của Nam Cao số phận của người nông dân thường vô cùng bế tắc, cùng cực và có kết thúc bi thảm làm người đọc nghẹn lời.

Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của mình giữa thời kỳ đói khổ, tranh tối tranh sáng đó những con người bần cùng, xấu xí, thô kệch như nhân vật Tràng lại lấy được vợ mà chẳng tốn một đồng xu nào, chẳng phải mất thời gian tán tỉnh, cưa cẩm,…Anh ta có được vợ như nhặt một viên sỏi ngoài đường mang về. Tình huống nhặt được vợ của nhân vật Tràng là tình huống truyện vô cùng đắt giá, nó là cho câu chuyện của Kim Lân trở nên có sức sống thu thu hút người đọc. Và tạo niềm tin sống cho những con người khốn khổ.

Chính những nghèo khó, cơ cực đã đẩy những con người cô đơn xích lại gần nhau gắn bó với nhau tạo thành những tổ ấm mới, xây dựng tương lai trong hoàn cảnh bần cùng của mình. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lý Trang thay đổi trước và sau khi nhặt được vợ.”Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”.

Khi có vợ rồi Tràng trở nên hiền lành, dễ thương hơn, hắn vui vẻ phởn phơ khác ngày thường. Khi nhìn thấy bóng dáng người đàn bà vợ của hắn ngồi giữa nhà hắn còn chưa tỉnh cơn mà, cứ tưởng nằm mơ “ngờ ngợ như không phải thế. Ra là hắn đã có vợ rồi đấy ư”. Sự thật là hắn đã có vợ dễ dàng thế sao, đến chính hắn người trong cuộc mà còn chẳng thể nào tin đó là sự thật, thì người ngoài đúng là khó lòng mà tin nổi. Nhưng rồi hắn thấy lâng lâng trong lòng, cảm thấy có một nguồn sinh khí mới thổi vào trong tâm hồn héo úa bao nhiêu ngày tháng của mình. Hắn cười và cảm thấy ngập tràn cảm giác mới mẻ.

Người vợ của Trang cũng thế, cô nàng không có một cái tên nên cứ tạm gọi tên là thị. Trước khi làm vợ Tràng, nhân vật Thị cong cớn, có chút chua ngoa của một người phụ nữ trải qua nhiều khốn khổ, nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Thị có chút bất cần, chút liều lĩnh, bởi nếu không bất cần, liều lĩnh thì Thị sẽ không vì một câu nói bông đùa mà theo không một người đàn ông về nhà làm vợ như thế. Nhưng có lẽ cuộc sống của Thị cũng rất đáng thương, sự nghèo đói, cô đơn của xã hội lúc đó khiến Thị không có sự lựa chọn. Nên thị theo Tràng về làm vợ người ta dù không có một tiệc cưới, một mâm cơm ra mắt họ hàng, không nhẫn cầu hôn, không đăng ký. Sự nghèo đói cô đơn đã tước đi của thị quá nhiều sự ưu ái mà bất kỳ một người con gái nào khi theo chồng đều muốn có và cần có.

Duyên trời đã định đã xô đẩy những con người nghèo khổ đến với nhau. Bữa cơm đầu tiên sau đêm thành vợ thành chồng của Tràng và cô gái lạ cũng khiến người đọc phải rơi nước mắt. Một bữa cơm quá giản dị nó chỉ là một nồi cháo cám, đắng chát trong mồm, nhưng hắn vẫn ăn ngon lành tâm trạng hắn phấn khởi lắm

Người phụ nữ làm vợ hắn cũng dịu dàng đoan trang hơn rất nhiều, hai mảnh đời ghép lại với nhau để cùng hướng tới một tương lai tươi sáng. Hình ảnh kết thúc chuyện là lá cờ Việt Minh cướp kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, là con đường ánh sáng, niềm tin vào tương lai mới cho những số phận người nông dân nghèo khổ.

Bằng ngòi bút chân thực, mộc mạc, giản dị, tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn tác giả Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng. Qua tác phẩm người đọc thấy được tinh thần nhân văn của tác giả trước những số phận người nông dân nghèo khó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0