31/03/2021, 15:30

Bài văn phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" số 6 - 10 Bài văn phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố

"Tắt đèn" là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông! ...

"Tắt đèn" là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông!


"Tức nước vỡ bờ" vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên cao thì bờ ngoài vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc..., Người ta đã vận dụng câu tục ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn.


Tinh huống dẫn đến cảnh ‘tức nước vỡ bờ’ có ngay ở giữa nhà Lí trưởng, chị Dậu, nạn nhân trực tiếp của cái thuế thân quái gở kia đã uất nghẹn kêu lên: "Ối trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc. Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng khỏi bị hành hạ đêm nay. Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi cồn phải đóng sưu hở trời?... "


Như thế là hoàn cảnh đưa đến cảnh "tức nước" là do những trận bão tố từ cái chính sách thuế thân quái gở của bọn thực dân Pháp và những thủ đoạn bóc lột trắng trợn của gia đình Nghị Quế, và hành động đánh trói dã man của bọn lính tráng, tuần đinh, người nhà tên Lí trưởng giội xuống đầu chị Dậu!


Chúng dồn chị đến con đường cùng, khi anh Dậu bị ném ở đình về nằm khóc con, khóc em, khóc số phận mình. Nhưng chị Dậu đã khuyên giải "Thịt người tanh không ai ăn được, thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ không phải lo lắng gì cả".


Như vậy là mức nước đã dâng lên rất cao, cái thời điểm "vỡ bờ" chỉ còn chờ đợi từng giây phút. Người đàn bà ấy đã phải chịu nỗi đau đứt ruột vì phải bán đàn chó và bán con đi mà vẫn không giải quyết được nạn sưu thế. Nhất là khi bọn chúng vất anh Dậu về nhà chỉ còn như cái xác chết, người hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cháo vội để "cứu chồng" (bát cháo lúc này vừa là bát cơm vừa là chén thuốc).


Nỗi lo của chị như vừa lắng dịu xuống một chút, vì anh Dậu vừa tỉnh lại, run rẩy cất bát cháo vào miệng định ăn thì chúng sầm sập tiến vào nhà, trong tay là roi song, dây thừng, hình ảnh chúng như bọn quỷ dữ từ âm phủ hiện về chúng hét "Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!


Thế là cái giọng khàn khàn chỉ hút xác thuốc phiện đã dập tắt ngay sự yên ổn của chị Dậu và hơi tàn của anh Dậu! Anh "lăn đùng ra đó, không nói được câu gì". Trước tình cảnh ấy, chúng chẳng có chút gì mủi lòng mà còn quát mắng, chửi bới, đe dọa chị Dậu. Chúng gọi chị là "mày" xưng "cha" rồi xưng "ông" với chị. Chúng dọa "dỡ nhà" và ‘trói cổ anh Dậu điệu ra đình’!


Cuối cùng tên cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay người nhà Lí trưởng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Đểu cáng và tàn ác hơn nữa, hắn ‘bịch vào ngực chị mấy bịch’ và tát vào mặt chị. Thái độ của chị Dậu đã căm giận lắm, nhưng để bảo vệ chồng, chị van xin, ngăn cản, đỡ đòn cho chồng. Mỗi lần chị lùi lại van xin, tên cai lệ càng hung hăng thêm. Vừa đánh, vừa chửi hắn nhảy đến cạnh anh Dậu.


Hành động và cử chỉ của tên tay sai mạt hạng chính là ngọn gió gây nên cảnh "tức nước vỡ bờ". Bão táp đã đến độ con bờ phải "vỡ". Sau cái tát vào mặt chị và thêm những lời nói thô lỗ, khốn nạn của hắn như: "mày định nói cha mày nghe đấy à", ‘trói cổ thằng chồng lại’. Chị không chịu được nữa bèn túm lấy cổ hắn dúi ra cửa, hắn "ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu"!


Như vậy, chị Dậu là biểu tượng cho những đợt sóng cồn, nước cả có sức mạnh công phá con bờ. Và bọn lính tráng, tay sai chỉ cậy sức mạnh ở cường quyền, bạo lực, còn bản chất của chúng thì hèn yếu, từ cái dáng hình bề ngoài đến lòng dạ bên trong!


Tình huống xảy ra như không thể ngờ chị Dậu lại chống cự mạnh mẽ đến như thế! Lúc đó chị đang tập trung nói ý nghĩ và cử chỉ là an ủi chồng. ‘Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ "xót ruột" thì bọn cai lệ dẫn xác vào. Mặc cho chúng quát tháo chị vẫn dịu dàng van xin chúng bằng những lời có tình, có lí: "Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cho chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu"...


Nếu những con người có lương tri nhìn cái gia cảnh ấy, con người ấy ai nỡ đầy đọa đến bước đường cùng? Nhưng bọn này là tay sai, ở chúng không có khái niệm ‘tình thương người’ nên chúng chỉ biết ăn nói thô tục, quát tháo ầm ĩ, đánh người bừa bãi, chúng có biết đâu rằng có giết vợ chồng chị đi thì cũng không còn đồng xu nào nộp suất sưu vô lí nữa.


Chị gọi chúng là "ông" và tự xưng là "cháu" và đã hai lần chị xin chúng: "Hai ông làm phúc cho nhà cháu khất"... "Nhà cháu đã không có, xin ông xem lại..." Như vậy một bên là cố gắng kìm nén, một bên cứ cậy thế chính quyền, luật pháp mà mắng chửi, xô người đến con đường cùng.


Cho nên tình huống đã trở nên không thể nào khác là "cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng". Sau khi bị tên cai lệ đánh và hắn đe dọa không tha anh Dậu, chị Dậu vùng lên trở thành người đàn bà đanh đá, quyết liệt chống lại bọn chúng: từ chỗ xưng "cháu" với "ông" chị gọi chúng là "mày" và xưng "bà" nói những câu áp đảo lại chúng: "Ông không được phép", "Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem". Nói là làm, chị đã đánh ngã cả hai thằng cả hai tên "đại diện" cho sự thống trị khốn nạn nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0